Vốn điều lệ là gì? Có quan trọng với một doanh nghiệp hay không và ý nghĩa của nó là gì với một nhà đầu tư thì trong bài viết hôm nay mình sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Vốn điều lệ là gì để các bạn dễ hình dung và dễ nắm bắt cho công việc đầu tư hoặc thậm chí sau này bạn có ý định mở công ty thì kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn.
Hãy cùng Phuonginvestor.com tìm hiểu nhé
Khái niệm vốn điều lệ?
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty.
Căn cứ theo khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Doanh nghiệp phải đăng kí vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền và phải công bố cho công chúng.
Một số ngành nghề, doanh nghiệp có quy định vốn pháp định (như ngân hàng, quỹ đầu tư…) thì vốn điều lệ không được phép thấp hơn vốn pháp định.
Trong quá trình phát triển công ty, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy thuộc vào chiến lược công ty và được các cổ đông hoặc thành viên sáng lập đồng ý (tuy nhiên không được phép thấp hơn vốn pháp định).
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Về vốn điều lệ: Là tổng số tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu đóng góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập công ty.
Về vốn pháp định: Vốn pháp định có nghĩa là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có để thành lập lập doanh nghiệp tuy nhiên chỉ áp dụng cho một số ngành nghề nhất định.
Ví dụ muốn kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải có vốn pháp định là 800 tỷ Việt Nam đồng, hay để thành lập ngân hàng thương mại thì vốn pháp định yêu cầu theo quy định của Nhà nước là 3,000 tỷ VND.
Ý nghĩa của vốn điều lệ
Có 3 ý chính về vốn điều lệ mà các bạn cần phải hiểu rõ.
- Điều thứ 1: Vốn điều lệ phản ánh tổng mức đầu tư của các thành viên đã đóng góp vào công ty. Từ đó suy ra nhìn vào vốn điều lệ chúng ta sẽ thấy công ty đó có quy mô hoạt động lớn hay nhỏ.
- Điều thứ 2: Căn cứ vào vốn điều lệ đã được đăng ký, ta có thể thấy công ty có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Dựa theo phần trăm góp vốn của các thành viên để có thể xác định được trách nhiệm trả nợ và các nghĩa vụ khác về tài sản của các thành viên.
- Điều thứ 3: Vốn điều lệ được dùng để làm căn cứ xác định lợi nhuận được chia cho các thành viên góp vốn, nếu công ty có lợi nhuận
Thời hạn góp vốn điều lệ
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì thời hạn góp vốn điều lệ chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Sau ngày thứ 90 nếu không góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký thì buộc phải giảm số vốn điều lệ về đúng số vốn điều lệ đã góp trên thực tế.
(Căn cứ theo khoản 2 điều 47, khoản 2 điều 75 và khoản 1 điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020).
H2: Tài sản góp vốn điều lệ gồm những gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định tài sản được góp vốn điều lệ có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
H2: Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?
Nếu loại trừ những ngành nghề yêu cầu phải có mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Thì thực tế việc để mức vốn điều lệ là bao nhiêu cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ có liên quan đến thuế mà các doanh nghiệp phải đóng.
- Nếu doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ trở lên thuế phải nộp là 3.000.000 đồng / năm.
- Nếu doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ trở xuống thuế phải nộp là 2.000.000 đồng / năm.
- Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế khác thì thuế phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.
Dù vậy bạn cũng cần phải chú ý rằng vốn điều lệ cũng được xem như là sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp dành cho khách hàng.
Nếu vốn điều lệ thấp hoặc quá thấp thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản cũng sẽ bị giảm xuống từ đó khó tạo niềm tin cho khách hàng, các đối tác trong kinh doanh. Đặc biệt nếu doanh nghiệp có ý định vay vốn ngân hàng nhưng với số vốn điều lệ quá thấp sẽ làm cho ngân hàng không cảm thấy đủ tin tưởng để cho vay một số tiền lớn vượt qua số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Nếu số vốn điều lệ cao hoặc quá cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản sẽ cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được khách hàng, đối tác tin tưởng nhưng cũng sẽ đối mặt với những nguy cơ rủi ro cao.
So với việc tăng vốn điều lệ thì việc giảm vốn điều lệ khó hơn rất nhiều lần. Vì vậy dựa vào khả năng tài chính, phương hướng hoạt động và quy mô kinh doanh thì các chủ doanh nghiệp nên để mức vốn điều lệ ở mức vừa phải hợp lý để vừa sức với mình. Đến khi công ty khởi sắc làm ăn khá hơn bạn quyết định tăng số vốn điều lệ cũng không muộn.
Trên đây là bài viết bàn luận về vốn điều lệ là gì cùng với những thông tin cần biết về vốn điều lệ mà bạn cần biết. Để trở thành các ông bà chủ trong tương lai thì việc tiếp thu thêm các kiến thức về kinh tế là điều cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc hay những câu hỏi về lĩnh vực tài chính, kinh tế hãy liên hệ với mình nhé.