Thủ thuật tìm kiếm và phân tích cổ phiếu tăng giá mạnh.

Sử dụng thông tin để phân tích cổ phiếu như thế nào là hiệu quả?

Phân tích cổ phiếu nhờ những thông tin như thế nào mới kiếm được tiền? Có khi nào bạn từng đặt câu hỏi như vậy khi nhìn thấy những người đầu tư quanh mình họ luôn có thông tin nhanh chóng và đầy đủ về một doanh nghiệp. Còn mình thì không???

-Làm thế nào mà người A biết được thông tin XYZ nhanh vậy nhỉ?

– Thông tin mà người B có được là từ đâu ra và tìm trên mạng hoài không thấy vậy ta?

Mình chắc chắn là có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường ra quyết định MUA và BÁN theo sự hô hào, phím hàng của người này người kia.

Và chính họ không biết chắc được thông tin đó từ đâu mà có, độ tin cậy bao nhiêu phần trăm?

Cho đến khi bị thua lỗ họ mới bắt đầu đi săn lùng, tìm hiểu những thông tin đó.

Thật khó hiểu đúng không nào? Bạn đang đi ngược quy trình đấy.

Giống như chuyện bạn đi lên trang thương mại điện tử tìm mua một chiếc Tivi vì nó đẹp và quyết định “MUA HÀNG” mà không cần so sánh giá cả, không cần biết các thông số kỹ thuật… và khi mua về bạn phát hiện mình mua bị hớ giá.

Luôn có những cách để thành công trong đầu tư chứng khoán. Việc bạn cần làm là học hỏi từng bước từ cơ bản nhất mà mình sẽ hướng dẫn bạn dưới đây.

1. Quy trình chung xử lý thông tin khi phân tích cổ phiếu

Quy trình 4 bước xử lý thông tin khi phân tích cổ phiếu
  • Lấy thông tin ở đâu để phân tích?
  • Làm thế nào để lấy thông tin hiệu quả nhất

Đế lấy thông tin phục vụ cho việc phân tích tốt nhất, chúng ta nên trang bị nhiều nguồn cung cấp thông tin chính xác và nhanh nhất để tiện cho việc phân tích gồm:

# Chuẩn bị các công cụ tìm kiếm thông tin cổ phiếu

1. Link để lọc các chỉ số EPS PE room ngoại…

https://m.cophieu68.vn/companylist2.php

2. Link để xem nhóm ngành, PE ngành

https://www.cophieu68.vn/filter_index.php

3. Link để xem cp mới lên sàn, đánh hàng 3-6 tháng

https://finance.vietstock.vn/doanh-nghiep-a-z/niem-yet-

4. Link để xem lợi nhuận Quý

https://finance.vietstock.vn/ket-qua-kinh-doanh

5. Link để xem khối lượng phiên

https://banggia-hn.vndirect.com.vn/chung-khoan/#khop-lenh/upcom

Giá cả cao su + tin tức ngành cao su+những mức chênh lệch giá

cao su….https://thitruongcaosu.net/

Trang chủ về sắt thép: https://www.satthep.net/

Trang về hàng hóa: https://tradingeconomics.com/

Sở giao dịch house: https://www.hsx.vn/ (Để biết cổ phiếu nào vừa lên sàn, rơi vào diện cảnh báo + huỷ niêm yết +ngừng cấp margin + dữ liệu văn bản pháp quy…)

Đã có rất nhiều nhà đầu tư cũng là bạn của mình đã từng lãi rất nhiều các cổ phiếu ngành thép (NKG, HPG, HSG) chỉ vì hay theo dõi giá dầu mỏ, giá quặng sắt, giá sắt thép thế giới, khu vực…

Đây là phần kiến thức căn bản mà bất kỳ ai khi tham gia chúng ta cũng cần xem đó như một phần không thể thiếu trong phân tích đầu tư

Thay vì đọc tin tức không liên quan lắm trên các trang báo mạng không chính thống thì hãy dành thời gian mỗi sáng 15p để theo dõi những tin tức  này sẽ giúp ích cho bạn nhiều đấy.

# Phân tích cổ phiếu bằng các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp

Sử dụng thông tin trong phân tích cổ phiếu

Khi các bạn tìm hiểu một doanh nghiệp, đầu tiên vào “hồ sơ doanh nghiệp” và xác định xem 

…địa chỉ doanh nghiệp đó nằm ở đâu?

…. website được đầu tư ra sao?

Nếu bạn bỏ số tiền lớn đầu tư vào 1 cổ phiếu tức chính là góp vốn vào doanh nghiệp đấy thì tốt hơn hết bạn nên đến văn phòng đại diện gần nơi bạn sinh sống để kiểm tra.

Hoặc nếu ở xa bạn nên nhờ người thân, bạn bè đến để xác thực xem trụ sở, văn phòng đấy đang hoạt động thật hay chỉ là “địa chỉ ảo”.

Đây là phần mà rất nhiều người coi nhẹ và BỎ QUA vì cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào lên sàn cũng đã được qua khâu kiểm tra, xác thực của Ủy ban chứng khoán, Trung tâm lưu ký…trước khi lên sàn.

wow không hẳn đâu bạn ơi!

Có một câu chuyện khá đau lòng về một người bạn của mình đang nắm giữ cổ phiếu MTM (Doanh nghiệp “ma” lập ra để chiếm đoạt tài sản của hơn 1.064 nhà đầu tư)

 Công ty chỉ là một “quán phở”- vâng, bạn nghe không nhầm đâu

Trụ sở của công ty MTM

Đến bây giờ hơn 2 năm, người bạn đó vẫn đang đợi Tòa án xử lý và bị mất trắng hơn 130 triệu (bạn có thể lên mạng search về sự kiện của MTM này).

Danh mục cổ phiếu bị hủy niêm yết không thể giao dịch mua bán

Đây là một bằng chứng sống cho việc thua lỗ do thiếu tìm hiểu thông tin cơ bản.

Lời cảnh tỉnh

  • Bạn nên kiểm tra không chỉ địa chỉ trụ sở chính mà còn địa chỉ của các công ty con, công ty liên kết để xem thực hư ra sao.
  • Website công ty có thật hay không? Hình ảnh công ty có chuyên nghiệp không? Tin tức cập nhật cổ đông có thường xuyên không? Quan hệ cổ đông….

Những điều trên nghe có vẻ đơn giản và ít ai để ý tới (mình dám chắc 90% nhà đầu tư không quan tâm đến trụ sở của công ty mình đang nắm giữ cổ phiếu đang ở đâu, có tồn tại thật không mà chỉ nhìn vào bảng điện hoặc những thông số trên website).

Bạn nên nhớ rằng việc thành lập 1 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lời liên tiếp 2 năm là có thể nộp hồ sơ niêm yết trên sàn rồi. Nên có rất nhiều người lập công ty ma chỉ để bán vốn hút máu cổ đông.

Và những con số đó “vẽ” được.

Chúng ta nên có trách nhiệm với từng đồng tiền của mình, nên hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng các doanh nghiệp mà bạn dự định đầu tư dài hạn vào nó.

# Hồ sơ doanh nghiệp

Hồ sơ doanh nghiệp được sử dụng để phân tích cổ phiếu

1.Đánh giá số năm thành lập của công ty

Chúng ta nên lựa chọn doanh nghiệp có số năm tồn tại trên thị trường lâu dài vì nó đã trải qua nhiều thăng trầm của thị trường mà còn tồn tại chứng tỏ đấy là một doanh nghiệp vững  mạnh.

  • Hạn chế những doanh nghiệp mới thành lập, mới lên sàn vì thông tin sẽ không đầy đủ cũng như đánh giá được giá trị doanh nghiệp

2. Đánh giá ban lãnh đạo

  • Phải biết được ban lãnh đạo là gồm những ai, kinh nghiệm trình độ của họ như thế nào có đủ để chèo lái doanh nghiệp vượt qua bão táp hay không?
  • Sự ổn định của ban lãnh đạo: nó thể hiện sự gắn bó và minh bạch của doanh nghiệp.
  • Nếu có sự thay đổi liên tục ban lãnh đạo (kế toán, giám đốc tài chính) nó thể hiện sự không minh bạch của doanh nghiệp (BLĐ họ không muốn người ngoài biết quá sâu về doanh nghiệp).

3.Cơ cấu cổ đông

Cơ cấu cổ đông gồm 2 thành phần chính: Các ban lãnh đạo, cổ đông nhà nước và cổ đông nước ngoài

Giữa 2 nhóm cổ đông ngoài ban điều hành này có những mục tiêu khác nhau

Cổ đông nhà nước thì muốn thoái vốn và ngược lại cổ đông nước ngoài thì muốn được sở hữu nhiều cổ phần hơn với mục đích khác ngoài mục đích đầu tư tài chính.

4.Số lần tăng vốn của doanh nghiệp

Đây là một phần cũng khá quan trọng trong quá trình phân tích cổ phiếu, bởi nó thể hiện việc doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không?

Chúng ta cần cẩn trọng với doanh nghiệp tăng vốn quá nhiều nhưng sự tăng trưởng của doanh nghiệp quá thấp.

 Chứng tỏ đây chỉ là một doanh nghiệp in giấy để hút máu cổ đông.

5.Công ty con, công ty liên doanh, liên kết

Bạn tưởng tượng rằng công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh liên kết như “bình thông nhau”.

Lợi nhuận công ty mẹ có thể chuyển sang cho công ty con và ngược lại

NÊN PHẢI LƯU Ý

…  những doanh nghiệp có quá nhiều công ty con, công ty liên kết vì có khả năng lợi nhuận sẽ bị tuồng hết sang công ty con.

Để biết được tình hình hoạt động các công ty con, công ty liên doanh liên kết của một doanh nghiệp chúng ta cần phải thực hiện bước thẩm định:

  • Công ty có tồn tại hay không? Hay chỉ là sân sau để thực hiện hoạt động rút ruột của ban lãnh đạo (Phần này sẽ được phân tích kĩ ở một bài khác)
  • Công ty có trụ sở thật hay không? (Kiểm tra như phân tích ở trên)
  • Thông tin về doanh nghiệp: mã số thuế, người đại diện pháp luật…

6.Đánh giá tài chính doanh nghiệp

– Doanh thu cốt lõi

– Đánh giá chất lượng tài chính

– Kế hoạch và hoàn thành kế hoạch

– Đánh giá doanh nghiệp cùng ngành

Phần này thật sự cần rất nhiều thông tin nên sẽ có một bài phân tích riêng về đánh giá tài chính doanh nghiệp nhé.

Gợi ý: Hãy tìm hiểu thêm về 5 trường phái đầu tư chứng khoán phổ biến nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó chọn lựa cho mình một trường phái phù hợp nhất với tính cách, khả năng chuyên môn của mình trong đó.

2. Thủ thuật tìm kiếm cổ phiếu chuẩn bị tăng giá

Thủ thuật tìm kiếm cổ phiếu chuẩn bị tăng giá

Thủ thuật thay đổi câu trúc website

Website nó như bộ mặt của một doanh nghiệp và là phần mà rất nhiều nhà đầu tư sẽ theo dõi hàng ngày để đánh giá thông tin của doanh nghiệp.

Đó là doanh nghiệp có website thay đổi cấu trúc- tức là thay đổi so với thực trạng ban đầu.

Case study 1: VSH (Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Huynh)

Bạn vào website của công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn- sông huynh.

http://www.vshpc.evn.com.vn.

Website không có nhiều tin tức, sự kiện gì được công bố cho đến tháng 5/ 2019

Sau tháng 5/ 2019 thì thông tin về doanh nghiệp được cung cấp dày đặc hơn.

Và bạn theo dõi giá cổ phiếu giai đoạn tháng 5/2019 từ lúc có sự thay đổi cấu trúc website.

Case study 2: D2D (Công ty cổ phần phát triển đô thị công nghiệp số 2)

Website: http://www.d2d.com.vn/en

Khi vào D2D chúng ta sẽ thấy sự chuyên nghiệp của D2D được đầu tư trong website.

Website của D2D

Bạn có thấy điều gì đặc biệt ở website này so với website của các công ty khác không???

Đó là trong phần “quan hệ cổ đông” được trình bày giống của một công ty chứng khoán.

Rất chi tiết về báo cáo phân tích, các thông số tài chính và cả đồ thị giá, khối lượng niêm yết…

Link liên kết trực tiếp đến các CTCK đang phân tích cổ phiếu này (FPTS)

Vậy nó hàm ý gì?

Là ban lãnh đạo (BLĐ) họ “cố tình” tạo ra điều này, mong muốn các nhà đầu tư thấy biểu đồ tăng giá của cổ phiếu.

BLĐ họ quan tâm đến việc tạo lập giá cổ phiếu- thu hút cổ đông tham gia vào cổ phiếu.

Họ tự tin rằng cổ phiếu này sẽ tăng giá nên mới đưa ra hết mọi thông tin để thu hút nhà đầu tư.

“Xấu che, tốt khoe” 

Điều này rất là căn bản nhưng có những ngụ ý riêng nếu bạn thực sự quan tâm và theo dõi sẽ thấy được ý đồ của BLĐ

 (đương nhiên nó chỉ là một yếu tố kỹ thuật trong rất nhiều yếu tố mà bạn cần quan tâm chứ đấy không phải là thông tin trọng yếu để bạn ra quyết định đầu tư liền.)

Ví dụ tương đương: MWG, VCS, IDJ…

Kết luận:

Khi một doanh nghiệp có sự đầu tư vào website và có sự nhấn mạnh vào giá cổ phiếu (biểu đồ giá của D2D) thì nó có thể là một dấu hiệu một sự thay đổi giá trong tương lai.

“Hãy quan tâm đến doanh nghiệp có sự đầu tư chỉnh chu về website và quan hệ cổ đông”.

TÓM LẠI

Bài số 2 nằm trong chuỗi “Những bước cần thực hiện để đầu tư chứng khoán thành công” nội dung chỉ tổng quan cách sử dụng thông tin làm sao cho hiệu quả và có được lợi thế.

Nhìn và nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự ít bài viết hay website nào có thể chỉ cho bạn rõ từng ngách như vậy đâu.

Đặc biệt là phần thủ thuật thay đổi cấu trúc doanh nghiệp hay còn gọi là ‘Tip” giúp bạn có thể nhận diện được những cổ phiếu chuẩn bị có sự tăng giá trong tương lai thông qua sự thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp đấy.

Mà biểu hiện rõ nhất chính là sự thay đổi cấu trúc của website một cách chỉnh chu, chuyên nghiệp và có sự quan tâm đến sự biến động giá của cổ phiếu.

Hãy chuẩn bị cho mình những công cụ tìm kiếm thông tin cần thiết trước rồi sau đấy hẳn đi sâu phân tích cổ phiếu.

Đừng vội bỏ qua bước đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả này nhé các bạn, chúc bạn luôn thành công!

Picture of Kelly Pham
Kelly Pham
Với sứ mệnh giúp cho tất cả mọi người đều có thể dễ dàng đầu tư gia tăng tài sản bằng những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực chiến của một người đam mê đầu tư.
Bài Viết Liên Quan
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
VHC- Kỳ vọng tăng trưởng trở lại từ Q4/2023

VHC- Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra ở thị trường trong nước và quốc tế. VHC có những catalyst nào xứng đáng để đầu tư trong 2 quý cuối năm thì trong bài phân tích ngắn hôm nay mình sẽ cùng điểm qua một số thông tin cơ bản sau 1. Cập nhật KQKD 6T2023 của VHC thấp do khó khăn tiếp tục kéo dài Doanh thu thuần (DTT) của VHC giảm 34% so với cùng kỳ (svck) xuống 4.945 tỷ đồng trong 6T23 do 1) nhu

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Cách kiếm lợi nhuận trong thị trường giá lên

Trong thế giới tài chính biến động, rất ít thời điểm thị trường có sức hấp dẫn và tiềm năng thu được lợi nhuận đáng kể giống như thị trường giá lên (Uptrend). Đối với các nhà đầu tư, nó đại diện cho thời điểm lạc quan và cơ hội, nơi họ dễ dàng kiếm được tiền. Nhưng chính xác thì thị trường giá lên là gì và tại sao nó lại là giai đoạn then chốt như vậy đối với những người đang tìm cách làm giàu? Một thị trường giá lên được đặc trưng bởi một khoảng thời

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
GAS- ĐIều tội tệ nhất đã ở phía sau

Cổ phiếu GAS là một trong những cổ phiếu dầu khí thuộc VN30 có nền tảng cơ bản tốt và đang ở đáy của một giai đoạn khó khăn để chuyển mình sang một tương lai tươi sáng hơn khi GAS đang có những thuận lợi từ ngành dầu khí lẫn các chính sách Quy hoạch điện 8 của chính phủ. Trung nguồn: Chuẩn bị cho quá trình chuyển dịch sang điện khí LNG Quy hoạch Điện 8 (QHĐ8) ưu tiên phát triển nguồn điện khí, bao gồm cả nguồn điện khí nội địa và LNG. Trong quá trình chuyển

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
PVD- Thời kỳ của các doanh nghiệp thượng nguồn

PVD là cổ phiếu yêu thích của chúng tôi trong nửa cuối năm 2023 bởi nhiều tiềm năng tăng trưởng từ dự án Lô B-Ô Môn sắp triển khai và sự hồi phục của ngành dầu khí. Thị trường khoan dầu khí đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu Nguồn cung giàn khoan tự nâng (JU) dường như đang ngày càng thắt chặt… Tổng cộng có 155 giàn JU đã ngừng hoạt động trên toàn cầu trong giai đoạn 2015-2021, trong khi đó chỉ có khoảng 20 giàn JU mới đang được chế tạo tại các nhà máy đóng

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
Báo cáo ngành Dầu khí- Hừng đông

Kỳ vọng ngành Dầu khí trong năm 2023 sẽ là một ngành tiềm năng bởi kỳ vọng giá dầu Brent trung bình ở mức 80-85 USD/thùng trong năm 2023-24 do việc OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Chúng tôi nhận thấy triển vọng rõ nét của các Doanh nghiệp (DN) dịch vụ thượng nguồn nhờ hoạt động E&P sôi động hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Cổ phiếu ưa thích của chúng tôi bao gồm PVD, PVS và GAS. Kỳ

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
ACB- Cổ phiếu ổn định giữa “Cơn gió ngược”

ACB là cổ phiếu thuộc TOP 2 ngân hàng có Tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) cao nhất toàn ngành và là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất. Vì thế ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) luôn được yêu thích bởi tính an toàn và khả năng sinh lời ổn định mang lại lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư. Vậy ACB có những “phẩm chất” nào tốt để xứng đáng cho nhà đầu tư bỏ tiền vào? Kết quả kinh doanh Q1/2023 của ACB: Tốt hơn so với

Xem Thêm
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN MỚI NHẤT

Email của bạn được bao mật 100%

error: Content is protected !!