5 nguyên tắc về tiền giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả từ A-Z

5 -nguyên-tắc-về-tiền-giúp-bạn-quản- lý- tài-chính-cá-nhân-hiệu-quả-từ- A-Z

Trong thời đại kinh tế thay đổi chóng mặt, quản lý tài chính cá nhân đang là một điều cực kỳ quan trọng cho sự phát sự nghiệp của mỗi người nhưng không hẳn ai cũng biết.

Nếu bạn biết cách quản lý tiền càng sớm thì cuộc sống tương lai bạn càng thoải mái và thú vị hơn nhiều.

Vậy làm thế nào để quản lý và lên kế hoạch tài chính cá nhân một cách hiệu quả?

I. Cách bạn quản lý tài chính cá nhân cho biết bạn là ai?

Có khi nào bạn ngồi phân tích chính mình chưa?

bởi vì mình tin chắc 1 điều ngay cả bản thân bạn còn không hiểu thì thật khó để nói đến chuyện quản lý được tiền bạc của mình.

Làm thế nào để phân tích thói quen tài chính của bản thân

Dưới đây là cách mà Phương đã thực hành để phân tích bản thân bằng những thực tế.

#Review lại quá khứ chi tiêu: Nhớ lại những tình huống trong quá khứ và cách mình phản ứng nó.

Ví dụ: Mỗi lần chuyển nhà mình phát hiện có quá nhiều thứ mình dùng có 1 lần, thậm chí chưa từng đụng tới và cũng không nhớ mình đã mua từ khi nào?

Lúc này mình ngồi nhớ lại lý do mua và ghi chú lại chi phí cho một đồ vật vậy vào file excel (hoặc note trên Iphone cho tiện) để biết:

Mình đã chi “tiền ngu” là bao nhiêu và hạn chế lặp lại những hành động làm tiêu hao tiền vô lý như vậy trong tương lai.

#Kiểm tra lịch sử thẻ tín dụng: Đây là nơi thể hiện rõ nhất tính cách của bạn trong việc dùng tiền.

Thường thì Phương sẽ ghi chú hết những khoản tín dụng cũng vào file excel để xem: tạo sao dùng thẻ, dùng cho việc gì?

  • Nếu sử dụng thẻ tín dụng cho việc trả góp cho chiếc Laptop dùng làm việc hay cho lớp học CFA, khóa học kinh doanh…

    Đây là loại chi tiêu hợp lý vì chi tiêu này phục vụ cho việc bạn tạo ra được nhiều giá trị hơn 

    (à mà phải chắc chắn là sau khi học xong bạn ứng dụng trong công việc kiếm tiền của bạn nhé thì mới được xem là chi tiêu hợp lý… còn học xong không làm gì thì nó vẫn là loại “tiêu sản ẩn” mà thôi)
  • Nếu lịch sử tín dụng chỉ toàn là hóa đơn shopping, ăn uống, du lịch mà tần suất cao thì chứng tỏ bạn đang sử dụng mục đích hưởng thụ là chính.

Điều này không thật sự tốt, vẫn có những bạn dùng thẻ tín dụng để được hưởng chương trình giảm giá thì mình đánh giá khá okie.

Còn bạn dùng chỉ vì “ xài trước, có lương trả sau” thì thật sự tình trạng tài chính bạn không ổn xíu nào.

#Kiểm tra các loại tài khoản tiết kiệm, dự phòng, đầu tư: Cuối mỗi tháng Phương đều kiểm tra xem tình trạng của các loại tài khoản.

  • Các loại tài khoản tăng lên chứng tỏ mình đang sử dụng tốt và ổn định.
  • Nếu tài khoản nào bị giảm đi, phải kiểm tra xem giảm đi là vì sử dụng cho mục đích gì?
    Ví dụ: Trong tháng 5 rồi tài khoản dự phòng của Phương giảm đi 2 triệu và mình check lại là do mình đi khám sức khỏe định kỳ (Okie hợp lý mà ^^)

    Nhưng ví dụ nếu tài khoản dự phòng giảm đi 2 triệu do tháng đó bạn cần đi dự 1 party sang chảnh công ty và lấy tiền đấy mua sắm thì chứng tỏ bạn đang vi phạm quy tắc tài chính rồi nhé.

Bạn hoàn toàn dễ dàng luyện tập bài tập 3 bước này để hiểu rõ về thói quen, tình hình tài chính cá nhân của mình ra sao

Như bác sĩ phải khám chi tiết mới biết bạn bị bệnh gì mới kê đơn thuốc được.

Thì quản lý tiền bạc nó cũng vậy, tình trạng của bạn như nào sẽ hoàn toàn có giải pháp phù hợp riêng.

Quá trình nhận thức về bản thân là một quá trình dài hạn. Kể cả bạn đang chưa hiểu hay hiểu sai về mình, vẫn nên luyện tập 3 bước kiểm tra trên thường xuyên

Rồi sẽ đến lúc bạn tìm ra những thói quen xấu để sửa chữa và tốt để phát huy thêm.

Vậy làm thế nào để quản lý và lên kế hoạch tài chính cá nhân một cách hiệu quả?

Sau đây là 5 nguyên tắc về tiền giúp bạn hiểu được tầm quan trọng cũng như cách tạo kế hoạch quản lý tài chính cá nhân một cách phù hợp và hiệu quả cho từng cá nhân bạn.

II.5 nguyên tắc tạo kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

2.1 Kiếm tiền và giữ tiền

Kiếm- tiền-và-giữ-tiền

“Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”

Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách “Dạy con làm giàu” .

Kiếm tiền đã khó nhưng giữ được tiền càng khó hơn nhiều.

Vì vậy, thay vì ngay lập tức tiêu số tiền mà bạn vừa có được…

…hãy nghĩ đến việc quản lý và biến nó thành cỗ máy kiếm tiền giúp chúng ta.

Bạn đã có cho mình 1 bản báo cáo tài chính cá nhân chưa nhỉ?

Nếu chưa thì hãy để lại mail ở đây mình sẽ gửi qua mail cho bạn nhé.

Nhiều bạn cứ nghĩ phải công ty, doanh  nghiệp lớn mới cần báo cáo tài chính chứ như mình cứ ghi ra giấy là xong…

Thật ra cũng được mà để hiểu rõ tường tận dòng tiền của mình đang chảy đi tới đâu, mình đang có những chi phí như thế nào sẽ giúp bạn hiểu rõ tường tận mình đang đứng vững trên mặt đất hay không ^^

Một số lời khuyên cách giữ tiền hiệu quả:

  • Thẻ tín dụng: Hãy suy nghĩ thật kỹ việc “quẹt thẻ” trước khi ra quyết định mua bất cứ thứ gì
    Bạn chỉ nên mang theo thẻ debit (thẻ phải có tiền mới thanh toán được) trong ví và giữ thẻ tín dụng ở nhà (cất thật kỹ nhé bạn) hoặc đưa cho chồng/ vợ người mà bạn tin tưởng về sự kỷ luật giữ hộ bạn.

    Bạn chỉ sử dụng đến thẻ tín dụng cho một chi tiêu cực kỳ quan trọng và như đã nói phải phục vụ mục đích gia tăng tài sản (tiền hay kiến thức…)
  • Luôn cập nhật dòng tiền thu chi mỗi ngày vào bảng cân đối tài chính (file excel hoặc app quản lý tài chính cá nhân)
  • Nếu bạn có 1 nguồn thu đột biến (khoản không thường xuyên) thì trước hết hãy phân bổ tăng tỷ trọng trong tài khoản tiết kiệm, dự phòng hay đầu tư (80%) và sẽ tự thưởng hay chi tiêu cho bản thân phần còn lại (20%).

Tại sao phải làm vậy?

Bởi chúng ta là con người chứ không phải 1 con robot được lập trình sẵn

Chúng ta khá là lý trí trong lời nói nhưng lại hành động theo cảm xúc, đặc biệt là về vấn đề tiền bạc.

Bạn cũng như Phương đôi lúc chỉ vì quá thích một thứ gì đó hay tự thưởng cho mình khi thành công một dự án, một công việc… điều đó hợp lý thôi.

Sống là không chỉ có làm mà còn phải hưởng thụ tuy nhiên mọi thứ đều nên có giới hạn

nên thật sự nếu không có kế hoạch và sự kỷ luật chúng ta dễ dàng tiêu hết những gì kiếm được.

2.2 Thói quen trả cho mình trước

2.2.1 Tại sao cần trả cho mình trước

Bạn sẽ làm gì khi thiếu tiền hoặc cần phải chi trả hết số tiền bạn tích góp bao năm nhưng vẫn không đủ?

Đi mượn, làm thêm để kiếm thêm tiền…

Nói chung là bạn phải kiếm tiền như cái máy, không ngừng nghỉ để đảm bảo các khoản chi bất ngờ như ốm đau bệnh tật, thất nghiệp…

Vậy có cách nào để bạn thoát khỏi tình cảnh đó và để tiền làm việc cho mình không?

OKie đó là đầu tư, biến tiền sinh ra tiền 

Và muốn đầu tư thì điều này phụ thuộc vào việc bạn sẽ giữ lại bao nhiêu tiền trong thu nhập của bạn.

Bạn có biết rằng “Quyết định tài chính quan trọng nhất trong cuộc đời là gì không?

Đó là “Hãy trả cho mình trước”

Dù bạn chưa có tiền nhiều, vẫn hãy cứ kiên trì thực hiện nó đều đặn mỗi ngày.

Quan trọng không phải là số tiền bạn “trả cho mình trước” là nhiều hay ít mà là tập thói quen quản lý tiền cho hiệu quả.

Đây là phương pháp mà mọi người giàu đều làm, nó không hề mới Phương cũng chỉ là người được học được biết từ sớm và làm nó từ khi còn là một cô sinh viên năm 2 biết kiếm tiền từ làm thêm.

Và chính thói quen đó đã giúp Phương rất nhiều cho cuộc sống hiện tại ^^

Hãy trả cho mình trước bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.

Hiểu đơn giản “trả cho mình trước” là trích riêng ra một khoản thu nhập để tiết kiệm TRƯỚC khi bạn trả cho bất kỳ khoản nợ, hóa đơn, chi phí nào.

Cũng đồng nghĩa rằng: tiết kiệm cho chính mình là ưu tiên hàng đầu.

Vì bản thân bạn quan trọng hơn bất cứ ai và được quyền trả lương cho chính mình trước tiên.

2.2.2 Vậy làm thế nào để trả cho mình trước?

Một cách dễ dàng để biến việc này một cách tự động là: mở một tài khoản ngân hàng đặt tên là “Quỹ tự do tài chính” và cài đặt sẵn để chuyển ngay một phần lương của bạn vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng ngay sau khi nhận lương.

Sẽ có một tỷ lệ % cho việc trả cho mình trước phụ thuộc vào từng thời điểm và mức thu nhập của bạn.

Có thể 10%, 20%, 30% thậm chí hơn nhưng theo Phương tối thiểu nên là 10% thu nhập.

Khi thực hiện “trả cho mình trước”, bạn sẽ đối mặt với thách thức là thiếu hụt tiền cho các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Có một số bạn của Phương hay bảo: 

“Mày toàn nói sách vở, tiền kiếm được đủ tiêu, tháng còn thiếu lên thiếu xuống thì lấy đâu ra tiền nào để tiết kiệm?”

Thật ra, khi mới bắt đầu rất nhiều người không biết lấy đâu ra tiền để tiết kiệm.

Vậy bạn hãy suy nghĩ lại xem lúc mới ra trường lương vài triệu, bạn vẫn sống ổn, vài năm lương tăng lên mấy chục triệu bạn vẫn tiêu hết, thậm chí khi bạn kiếm được nhiều tiền 40-50 triệu 1 tháng bạn cũng chẳng dư đồng nào?

Why?

Vậy trả lời câu thắc mắc của nhiều bạn đó là: Do chính bạn chưa biết cách quản lý tài chính cá nhân mà thôi.

Bạn có thể tiết kiệm bao nhiêu là tùy khả năng của bạn, thậm chí chỉ 1% thu nhập của bạn cũng không vấn đề gì.

Đừng ngại khi người khác cười nhạo bạn vì 1% chẳng đáng là bao. Tích tiểu thành đại, ít rồi cũng sẽ thành nhiều mà.

Okie vậy thì hãy “tích tiểu thành đại”

Hãy bắt đầu bằng 50.000 đồng/ ngày (đủ 1 ly trà sữa thôi à) mình nghĩ con số này ai cũng có thể trích được.

Vấn đề là, hãy bắt đầu.

Có một điều kỳ lạ là nếu bạn rơi vào trạng thái eo hẹp tiền bạc, bạn sẽ luôn có cách này hay cách khác hạn chế chi tiêu và gia tăng nguồn tiền.

Quan trọng không phải bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà là thói quen sử dụng và quản lý tiền như thế nào.

Dù số tiền bạn kiếm được bao nhiêu, nếu bạn không giữ lại cho riêng mình một tài khoản an toàn, thì bạn sẽ nhanh chóng tiêu hết tiền trước khi bạn kịp nhận ra.

2.3 Chi ít hơn những gì đang có

Chi-ít-hơn-những-gì-đang-có

Về cơ bản, tài sản của bạn bằng thu nhập trừ đi chi tiêu

“TÀI SẢN= THU NHẬP- CHI TIÊU”

Dựa vào công thức trên, muốn đạt sự thoải mái về tài chính chỉ có 2 cách thay đổi 2 biến số ở trên.

  • Tăng nguồn thu
  • Giảm chi tiêu

2.3.1 Tăng nguồn thu

Không có một sự giới hạn nào về nguồn thu nhập của một người, nên việc của bạn bây giờ là tìm cách kiếm thêm tiền để tăng thu nhập.

Muốn giàu chỉ có cách là làm việc chăm chỉ và thông minh.

Mình sẽ bỏ qua những trường hợp bạn là một người muốn ổn định, hài lòng với cuộc sống hiện tại

Bởi thực tế không ai giàu có mà giai đoạn đầu thoải mái, sung sướng cả, chúng ta phải làm phải cày sấp mặt, hy sinh nhiều thứ như thời gian, sở thích cá nhân…

Nhưng sau này thành công nhìn lại bạn sẽ thấy sự hy sinh đấy là điều đương nhiên và bình thường

Vậy câu chuyện là bạn gia tăng thu nhập bằng cách nào?

  • Kiếm thêm công việc part-time như: thiết kế nếu bạn có năng khiếu về design, dạy kèm tiếng Anh…
  • Kinh doanh nhỏ: trích số vốn nhỏ để bắt đầu kinh doanh buổi tối sau giờ làm (nếu bạn đủ sức nha)
  • MMO (make money online):tức bạn kiếm tiền trên internet như làm cộng tác viên bán hàng; viết thuê content; 
  • Làm thêm một công việc ngoài giờ mà không ảnh hưởng đến công việc chính

Tất cả những công việc trên Phương đã từng làm và còn duy trì một số cách để duy trì cho mình nhiều nguồn thu nhập, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu công việc có liên quan đến năng lực, công việc hiện tại để cải thiện thu nhập nhé.

Thứ bạn đánh đổi là thời gian vì không phải ai cũng sẵn sàng từ bỏ khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để kiếm tiền.

Đây không phải là cách để giúp bạn làm giàu nhanh, mà nó giúp bạn gia tăng biến số thu nhập và bạn còn phụ thuộc vào biến số chi tiêu nữa.

Vì nếu bạn tăng thu nhập mà sau đó bạn chi tiêu hết thì câu chuyện vô nghĩa.

2.3.2 Giảm chi tiêu

Đơn giản thì cắt giảm chi tiêu không hợp lý thì dòng tiền tăng lên.

Việc bạn tăng thu nhập có thể phải mất thời gian, công sức mới ra kết quả nhưng giảm chi tiêu chắc chắn sẽ hiệu quả ngay lập tức.

Vậy khi thiếu hụt tiền chi tiêu, bạn sẽ quản lý tiền như thế nào?

Có một số cách quản lý chi tiêu thực tế mà Phương đã và đang áp dụng, ,bạn tham khảo nhé:

#Kiềm chế sự thích thú vật chất nhất thời: Trước khi mua bất kỳ thứ gì mình yêu thích hãy tạm “trì hoãn đam mê” đó lại và suy nghĩ thật kĩ “Nó có thật sự cần thiết lúc này hay không?”

Không phải là chúng ta không có quyền mua những gì mình thích hay những thứ mình xứng đáng được hưởng thụ cuộc sống

Chỉ là chúng ta tạm kiềm chế cảm xúc, trì hoãn lại để tập trung vào mục tiêu tương lai thoải mái hơn mà thôi.

# Tiết kiệm đúng cách: Mua cái cần mua chứ không mua cái mình thích.
“Tiết kiệm phải giúp ích cho mình”

Tiết kiệm không có nghĩa là bạn cố gắng quá eo hẹp trong ăn uống dẫn đến đau dạ dày,

Tiết kiệm không phải là bạn ở trong một căn phòng bé tẹo, nóng nảy dẫn đến hiệu suất làm việc giảm hẳn đi.
….
Nhiều bạn nghĩ rằng tiết kiệm ở khoản này thì có thể chi thoải mái ở thứ khác.
Giống như bạn tiết kiệm ăn uống để dành tiền mua thêm 1 túi xách đang giảm giá, đấy không phải là tiết kiệm.
Bạn sẽ không hoàn toàn tiết kiệm được gì khi lại phung phí vào những thứ không sinh ra giá trị gì cho bạn.
Vậy nên hãy tập các thói quen giúp ích cho bạn như:

  • Hãy ăn ở nhà, hạn chế ăn ở ngoài không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí.
  • “Ít nhưng chất” khi mua sắm hãy quyết định mua những thứ CẦN THIẾT và CHẤT LƯỢNG thể hiện đẳng cấp của bạn.

    Nó sẽ tiết kiệm và giúp ích cho bạn rất rất nhiều đấy.

# Trì hoãn những cái CẦN chi:

  • Nếu bạn ở chung nhà và đi xe của ba mẹ thì tiếp tục ở nhà và đi xe đó, từ từ hẳn mua xe và ra ở riêng khi bạn tích lũy đủ.
  • Nếu bạn cần mua 3 thứ thì hãy ưu tiên mua cái quan trọng trước, 2 cái kia ngày mai hoặc dịp khác sẽ mua.
    Có khi ngày mai bạn lại thấy không muốn mua nữa 😀
    Vì não hay đánh lừa chúng ta giữa những cái ta thích và những cái ta cần.
  • Ưu tiên những khoản chi để xây dựng các mối quan hệ với người giỏi, người thành công có thể hỗ trợ giúp đỡ bạn

“Hãy chi tiêu ít hơn những gì mình đang có, để đổi lấy sự thoải mái trong tương lai”.

2.4 Bắt đầu bằng tiền tiêu vặt

Bắt-đầu-bằng-tiền-tiêu-vặt

Con người vốn thích nói về những mục tiêu to lớn, những dự án này dự án nọ, mục tiêu dài hạn các kiểu

Mà quên đi mất một điều để thực hiện những ước mơ cao xa của bạn thì phải bắt đầu bằng việc tiết kiệm từ đồng nhỏ nhất.

Phương rất hay khuyến khích bạn bè mình là lập cái tài khoản ngân hàng, mỗi tháng chuyển 1 ít tiền vào đó, và chỉ nhận lại những câu đại ý:

  • Thôi có bao nhiêu đâu, để tiền đó ăn uống cho thoải mái
  • Chừng nào tao có nhiều tiền rồi tao sẽ tiết kiệm, chứ giờ lương ít lấy đâu ra mà tiết kiệm

Sự thật thì bạn cứ trích ít tiền tiêu vặt của mình vào trong 1 Tk hay đơn giản là bỏ Heo đi, không mất thời gian của bạn mà những khoản nhỏ bạn không để tâm đó, về lâu dài bạn không ngờ mình đã tiết kiệm được 1 khoản khá lớn đấy.

Cậu em trai của Phương năm nay 18 tuổi, nó nhờ Phương tìm hiểu chỗ nào bán xe máy cũ nó mua lại với chi phí dưới 8 triệu.

Mình cứ thắc mắc ở nhà học thì lấy đâu ra 8 triệu để mà mua xe thì nó bảo: Cứ mỗi lần chị cho tiền hay mẹ cho tiền ăn vặt thì nó trích 1 phần cất ống Heo.

Thí dụ này không phải từ tiền cậu em tự tay kiếm được, nhưng nó nói lên 1 điều với những khoản tiền rất bé, khi bạn gom góp dần cùng với 1 mục tiêu (mục tiêu của cậu em là có chiếc xe máy để mang vô SG đi học) thì chắc chắn bạn sẽ đạt được.

“ Khi bạn có thói quen cắt giảm chi tiêu ở một thứ dù rất nhỏ thôi, bạn nhận ra rằng mình có thể đạt được mong ước to lớn khác ở tương lai rất khả thi”.

Những người lang thang ngủ vỉa hè

Hình ảnh những cô chú ở tuổi xế chiều, lẽ ra được hưởng cuộc sống ấm no được con cháu phụng dưỡng

Thì ta lại bắt gặp phải lang thang, không có chốn ăn chốn ở khắp các con đường lớn ở Sài Gòn.
Mỗi lần nhìn cảnh đó bạn sẽ nghĩ như thế nào?

Riêng Phương chỉ có một ý nghĩa trong đầu: Nếu mình không cố gắng làm việc, cố gắng tích góp ngày hôm nay thì có thể tương lai xa mình có thể giống như họ.

Tiết kiệm đồng nghĩa là sống bần tiện- vẫn còn nhiều có quan điểm vậy

Hay cuộc sống là phải hưởng thụ- quan điểm này không sai chỉ là nó chưa thật sự đúng hoàn toàn 100%

Bạn có quyền hưởng thụ nhưng “bao lâu”???.

Hôm nay bạn còn có sức khỏe còn kiếm được tiền rồi mai sau bạn già đi, sức khỏe yếu đi hay bạn mất đi công việc hiện tại thì bạn định sẽ sống như thế nào?

Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào con cái, họ cũng có cuộc sống riêng của mình.

Đừng nghĩ đến việc sẽ trở thành gánh nặng của con cái.

Đó là lý do bạn cần phải sớm có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, mà cơ bản là biết tiết kiệm khi bản thân còn khỏe mạnh và kiếm ra tiền.

Tiết kiệm không đồng nghĩa với việc sống túng thiếu, sống tằn tiện mà là hạn chế những chi tiêu không quan trọng, không cấp thiết.

Khi đó bạn vừa sống thoải mái với những điều kiện tốt nhất và lại được một khoản tiết kiệm phục vụ cho tương lai.

2.4 Kiểm soát cảm xúc với đồng tiền

Kiểm-soát-cảm-xúc-với-tiền

Bạn có biết rằng việc những hành động liên quan đến tiền bạc nó bị ảnh hưởng và chi phối bởi tâm lý nhiều hơn là đầu óc tính toán.

Hãy xem thử mình có nằm trong số những thí dụ sau đây không nhé:

  • Bạn đam mê công nghệ và cứ mỗi khi Apple hay Samsung ra mắt sản phẩm mới bạn đều phải mua cho bằng được
  • Đi trung tâm thương mại và mua rất nhiều đồ đang được giảm giá… nhưng về nhà bạn phát hiện có những đồ không cần dùng đến.
  • Bạn dự tính mua 1 chiếc váy đi cưới thế nhưng bạn phải chi thêm: giày, túi xách, trang sức… vì những đồ cũ bạn có không hợp với chiếc mới mua.

Điều đặc biệt là bạn không mấy khá giả để chi quá nhiều tiền vào những thứ không quá cấp thiết như vậy.

Tất cả những người có thói quen trên đều là người có tri thức, kiếm được tiền chớ, thậm chí nhiều tiền

Thế nhưng bạn xem cách tiêu tiền của họ hoàn toàn “phi lý trí”, họ chỉ mua sắm bằng cảm xúc là chính.

Học cách kiểm soát cảm xúc trong quản lý tiền bạc

Thật khó để loại bỏ hết những cảm xúc đó trong con người chúng ta vì chúng ta là con người chứ không phải robot được lập trình sẵn.

Vậy nên cứ thoải mái và học từ từ cách kiểm soát cảm xúc và những phương pháp giúp bạn hạn chế chi tiêu những thứ không cần thiết:

  • Tránh những thứ gây cám dỗ sở thích: bạn đam mê mua sắm thì hãy hạn chế đến TTTM, các cửa hàng…
  • Bỏ follow, next các quảng cáo: Quảng cáo có thể gây nghiện, kích thích sở thích của bạn trỗi dậy. Cho nên càng ít tiếp xúc quảng cáo bạn càng ít chi tiêu những thứ chưa cần thiết.
  • Học cách sống tối giản: khi mua đồ hãy viết nó ra trước trong 1 list những thứ cần mua và rồi gạch bỏ đi hết những thứ không cần thiết trong ít nhất 3 ngày nữa. Bạn sẽ thấy bây giờ bạn thích nhưng hóa ra 2 ngày nữa bạn quên nó đi hoặc thấy nó không cần thiết nữa.
  • Chỉ mang đủ số tiền khi đi mua sắm: Xác định rõ thứ cần mua, ngân sách cho nó và mang theo dư 1 ít để phòng giá dịch vụ cao hơn. Không nên mang nhiều quá 50% số tiền cần mua vì bạn sẽ không kiểm soát được những thứ hấp dẫn trong một cửa hàng đâu.

Lời khuyên dành cho bạn: Hãy dành thời gian để đọc những quyển sách về kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là sách về cảm xúc trong quản lý tài chính cá nhân để làm chủ tâm lý của mình thật tốt.

III.Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên biết với quy tắc 50/20/10/10

3.1 Quy tắc quản lý tiền hoạt động như thế nào?

Đó là chia nhỏ thu nhập của bạn thành 4 phần chính với tỷ lệ phần trăm tương ứng 50%, 30%, 10%, 10%.

Đây là cách phân bổ nguồn lực một cách hợp lý mà bạn hoàn toàn có thể thay đổi tỷ lệ phụ thuộc vào thu nhập, mong muốn cũng như hoàn cảnh của bạn

Không có công thức cố định, tỷ lệ trên phù hợp với khá nhiều bạn trẻ từ giai đoạn xây dựng sự nghiệp 23 đến 30 tuổi mình hoàn toàn áp dụng được.

3.2 Case study của Phương về quản lý tài chính cá nhân

Với cách chia tỷ lệ thành 4 phần tương ứng các mục như sau:

50% thu nhập: chi tiêu thiết yếu

Chi tiêu thiết yếu là những khoản bắt buộc phải chi cho sinh hoạt, nhu cầu cơ bản: ăn uống, nhà ở, tiền điện, nước, wifi, xăng xe…

Nói là 50% nhưng nếu thu nhập tháng đó của Phương cao thì con số hoàn toàn thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống đầy đủ, thoải mái.

Hãy bỏ đi quan niệm: tôi kiếm được nhiều hơn thì tôi chi nhiều hơn

Dù thu nhập của bạn có tăng gấp đôi, gấp ba thì vẫn nên giữ thói quen chi tiêu như lúc bạn có thu nhập đủ cho bạn có cuộc sống thoải mái là được

Chỉ nên nâng cấp vào những thứ liên quan đến mối quan hệ, về bản thân để giúp cho công việc, thu nhập tốt lên. Chứ không nên chi tiêu vào thứ không cần thiết chi vì đang nhiều tiền.

Ngược lại nếu bạn đang chi tiêu quá con số 50% thu nhập thì bạn nên cân đối lại và tiết giảm ở một số khoản mục có lựa chọn khác tối ưu hơn.

Ví dụ bạn có thể dậy sớm nấu ăn cho bữa sáng và ăn trưa thay vì đi ăn ở ngoài (lâu lâu có thể không nấu ăn để đi cùng đồng nghiệp, khách hàng, đối tác…)

30% thu nhập cho mục tiêu tài chính

Dành riêng 30% thu nhập để tích trữ đầu tư phục vụ việc gia tăng tài sản.

Bạn càng tiết kiệm và tăng tỷ lệ mục này cao bao nhiêu thì cuộc sống của bạn sau này càng đỡ vất vả và sớm được tự do tài chính thoải mái nhờ đầu tư.

Phần này bao gồm các khoản bạn có thể tùy chỉnh biến:

  • Đầu tư: 20% số tiền bạn có thể mang đi đầu tư để sinh lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng (đầu tư chứng khoán, mua trái phiếu, chứng chỉ quỹ…)
  • Tiết kiệm hoặc trả góp: 10% còn lại trong mục này bạn có thể dùng để gửi sổ tiết kiệm hoặc trả góp cho một món tài sản nào đó (chẳng hạn Phương đang trả góp 1.2 triệu/ tháng cho gói bảo hiểm nhân thọ).

10% thu nhập cho chi tiêu cá nhân

Đây là khoản chi linh hoạt, dành cho sở thích cá nhân như: mua sắm vật dụng cần thiết để thưởng cho bản thân; một chuyến du lịch…

Hoặc nếu bạn là người thích học tập thì bạn có thể dùng số tiền này cho việc đăng ký lớp học nhảy, lớp yoga… miễn là làm cho bạn vui vẻ là được.

Chú ý là bạn nên thận trọng với mục này vì sở thích của chúng ta rộng lớn bao la, viết cả 1 sớ cũng không hết :))

Nên chỉ giới hạn trong tỷ lệ 10% để bạn vẫn sống thoải mái cho sở thích nhưng vẫn đảm bảo tài chính tương lai vững vàng hơn.

10% thu nhập cho quỹ dự phòng

Đây là phần mà rất nhiều người bỏ qua và nhầm với khoản mục tiết kiệm.

Quỹ dự phòng nó phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp nằm ngoài dự tính của bạn nhưng bắt buộc phải chi tiêu như: ốm đau, bệnh tật, chi tiền quà cưới, giúp đỡ bạn bè người thân đang khó…

Đây là khoản tuyệt đối bạn không được phép đụng đến cho những mục đích về chi tiêu cá nhân.

Trong người bạn phải luôn có tiền, ít hay nhiều cũng phải có để lỡ có việc gì gấp rút xảy ra bạn hoàn toàn xử lý được và không bị động vì đã có khoản 10% thu nhập đang ở 1 nơi chưa được kích hoạt.

Không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này thành công trong mọi trường hợp.

Nhưng đây là một phương pháp được nhiều người giàu có họ khuyên. Vì vậy chẳng có lý do gì để không thử đúng không nào.

Đây là tỷ lệ mà Phương đang áp dụng từ lúc đi làm đến bây giờ và cảm thấy nó rất hiệu quả với chính bản thân mình, còn bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tỷ lệ sao cho…

…phù hợp với bản thân mình nhất, dựa vào những ưu tiên về tài chính của mình.

———————————-

Cuối cùng cũng xong 5 nguyên tắc về quản lý tiền khá là dài

Đây là phần mình rất tâm huyết để ngồi viết ra kỹ lưỡng như vậy chỉ vì mong muốn tất cả mọi người có cuộc sống tốt hơn.

Bạn đang quản lý tài chính cá nhân như thế nào? Nếu có cách nào hiệu quả hơn xin hãy comment bên dưới để nhiều bạn khác cũng như Phương có thể tham khảo bạn nhé.

Hãy like, share và cùng thể hiện quan điểm quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho gia đình, người thân của bạn nhé.

Picture of Kelly Pham
Kelly Pham
Với sứ mệnh giúp cho tất cả mọi người đều có thể dễ dàng đầu tư gia tăng tài sản bằng những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực chiến của một người đam mê đầu tư.
Bài Viết Liên Quan
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
VHC- Kỳ vọng tăng trưởng trở lại từ Q4/2023

VHC- Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra ở thị trường trong nước và quốc tế. VHC có những catalyst nào xứng đáng để đầu tư trong 2 quý cuối năm thì trong bài phân tích ngắn hôm nay mình sẽ cùng điểm qua một số thông tin cơ bản sau 1. Cập nhật KQKD 6T2023 của VHC thấp do khó khăn tiếp tục kéo dài Doanh thu thuần (DTT) của VHC giảm 34% so với cùng kỳ (svck) xuống 4.945 tỷ đồng trong 6T23 do 1) nhu

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Cách kiếm lợi nhuận trong thị trường giá lên

Trong thế giới tài chính biến động, rất ít thời điểm thị trường có sức hấp dẫn và tiềm năng thu được lợi nhuận đáng kể giống như thị trường giá lên (Uptrend). Đối với các nhà đầu tư, nó đại diện cho thời điểm lạc quan và cơ hội, nơi họ dễ dàng kiếm được tiền. Nhưng chính xác thì thị trường giá lên là gì và tại sao nó lại là giai đoạn then chốt như vậy đối với những người đang tìm cách làm giàu? Một thị trường giá lên được đặc trưng bởi một khoảng thời

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
GAS- ĐIều tội tệ nhất đã ở phía sau

Cổ phiếu GAS là một trong những cổ phiếu dầu khí thuộc VN30 có nền tảng cơ bản tốt và đang ở đáy của một giai đoạn khó khăn để chuyển mình sang một tương lai tươi sáng hơn khi GAS đang có những thuận lợi từ ngành dầu khí lẫn các chính sách Quy hoạch điện 8 của chính phủ. Trung nguồn: Chuẩn bị cho quá trình chuyển dịch sang điện khí LNG Quy hoạch Điện 8 (QHĐ8) ưu tiên phát triển nguồn điện khí, bao gồm cả nguồn điện khí nội địa và LNG. Trong quá trình chuyển

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
PVD- Thời kỳ của các doanh nghiệp thượng nguồn

PVD là cổ phiếu yêu thích của chúng tôi trong nửa cuối năm 2023 bởi nhiều tiềm năng tăng trưởng từ dự án Lô B-Ô Môn sắp triển khai và sự hồi phục của ngành dầu khí. Thị trường khoan dầu khí đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu Nguồn cung giàn khoan tự nâng (JU) dường như đang ngày càng thắt chặt… Tổng cộng có 155 giàn JU đã ngừng hoạt động trên toàn cầu trong giai đoạn 2015-2021, trong khi đó chỉ có khoảng 20 giàn JU mới đang được chế tạo tại các nhà máy đóng

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
Báo cáo ngành Dầu khí- Hừng đông

Kỳ vọng ngành Dầu khí trong năm 2023 sẽ là một ngành tiềm năng bởi kỳ vọng giá dầu Brent trung bình ở mức 80-85 USD/thùng trong năm 2023-24 do việc OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Chúng tôi nhận thấy triển vọng rõ nét của các Doanh nghiệp (DN) dịch vụ thượng nguồn nhờ hoạt động E&P sôi động hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Cổ phiếu ưa thích của chúng tôi bao gồm PVD, PVS và GAS. Kỳ

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
ACB- Cổ phiếu ổn định giữa “Cơn gió ngược”

ACB là cổ phiếu thuộc TOP 2 ngân hàng có Tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) cao nhất toàn ngành và là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất. Vì thế ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) luôn được yêu thích bởi tính an toàn và khả năng sinh lời ổn định mang lại lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư. Vậy ACB có những “phẩm chất” nào tốt để xứng đáng cho nhà đầu tư bỏ tiền vào? Kết quả kinh doanh Q1/2023 của ACB: Tốt hơn so với

Xem Thêm
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN MỚI NHẤT

Email của bạn được bao mật 100%

error: Content is protected !!