Quản lý rủi ro có lẽ là cụm từ mà bất kỳ ai tham gia thị trường chứng khoán, thậm chí bất kỳ thị trường nào khác cũng được nghe nói đầu tiên.
Và bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đồng ý rằng sự thiếu hiểu biết trong lĩnh vực đầu tư có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như thua lỗ hay thậm chí bay sạch tài sản của bạn.
Trong thế giới tài chính và đầu tư, quản lý rủi ro là một việc vô cùng cần thiết để đo lường hiệu quả hoạt động.
Trong hơn 5 năm làm trong nghề tư vấn, Phương nhận ra một điều khá là quen thuộc là trước khi thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào, nhà đầu tư thường nghĩ đến lợi nhuận mà nó mang lại đầu tiên. Tuy nhiên, theo Phương điều quan trọng nhất trong đầu tư chính là nghĩ đến những rủi ro đầu tiên. Nắm vững kiến thức về rủi ro sẽ giúp chúng ta quản lý và kiểm soát những tổn thất tiềm ẩn mà nó có thể gây ra để bảo vệ tài sản trước sự biến động không lường của thị trường chứng khoán.
Như ngài Warren Buffett có quy tắc nghe có vẻ cứng nhắc nhưng lại vô cùng hiệu quả trong thị trường này chính là:
1. Hiểu về Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro chính là xác định trước tất cả các rủi ro chính có thể dẫn đến tổn thất có thể xảy ra. Sau đó, chúng ta cần chủ động đưa ra các phương án khả thi để xử lý nếu rủi ro đó xảy ra.
Bây giờ chúng ta hãy hiểu chi tiết về quy trình quản lý rủi ro.
2.Xác định các loại rủi ro
Bước chính sẽ liên quan đến việc xác định các nhóm rủi ro, liên quan đến khoản đầu tư của bạn. Với một danh mục đầu tư và chiến lược được thiết kế tốt, có thể quản lý mọi rủi ro trọng yếu, ngoại trừ một số rủi ro không thể kiểm soát được . Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu về một số rủi ro cố hữu cụ thể, được phân thành bốn loại chính.
#Phong cách đầu tư
Thị trường chứng khoán là thứ bạn không thể thay đổi, thứ duy nhất bạn phải thay đổi chính là phong cách đầu tư khác nhau theo thời gian.
Chính những tính cách, tâm lý mỗi người khác nhau mới tạo ra sự biến động của giá cổ phiếu. Người thì thích an toàn, người thì thích rủi ro cao còn người thì lại có tính cách linh hoạt nên đầu tư theo phong cách thích nghi thị trường… Nên chính bản thân mỗi người sẽ có cho mình phong cách đầu tư khác nhau, cách quản trị rủi ro khác nhau từ đó việc gặp hay đón nhận những rủi ro trong quá trình đầu tư sẽ rất khác nhau.
Ví dụ: Bạn chỉ thích đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật và không quan tâm đến cơ bản doanh nghiệp. Thế nhưng bạn lại take risk một cổ phiếu đến 20% và chỉ cần 5 lần liên tục như vậy là bạn đã bay tài khoản.
Nhưng người khác cũng đánh theo PTKT nhưng bạn đó lại rất kỹ tính chỉ chấp nhận 7% cho mỗi khoản lỗ và không đánh cổ phiếu không có nền cơ bản tốt (tức doanh nghiệp có làm ăn kinh doanh) tức bạn ấy đã kiểm soát rủi ro về mặt nội tại doanh nghiệp trước khi bắt đầu mua cổ phiếu. Chính vì thế khả năng thua lỗ của bạn là thấp hơn nhiều.
Những rủi ro này có thể được quản lý bằng cách không tập trung vào một phong cách đầu tư cụ thể mà phải đa dạng hóa danh mục đầu tư hoặc thậm chí bạn có thể hợp tác với một nhóm đầu tư chuyên nghiệp (có thể là quỹ đầu tư) để phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho bạn.
#Rủi ro thị trường
Những rủi ro này về bản chất là không thể kiểm soát từ bên trong vì sự vận động của thị trường là tự nhiên, phụ thuộc vào cung cầu. Đôi khi có sự tác động của nhà tạo lập, đội lái, đội tự doanh CTCK… bạn sẽ có kiểm soát nếu mình là nhà đầu tư cá nhân.
Đọc thêm: Các thành phần tham gia trong thị trường chứng khoán.
Thứ duy nhất bạn có thể kiểm soát được thông qua kỷ luật tự giác hoặc bằng cách đa dạng hóa sang nhiều loại cổ phiếu thuộc các tính chất khác nhau để cân bằng danh mục khi thị trường có biến cố xảy ra. Hay rộng ra hơn thì bạn sẽ nên phân bổ tài sản sang nhiều nguồn khác nhau như bất động sản, tiền mặt , vàng, trái phiếu…
Còn trong danh mục đầu tư cổ phiếu bạn nhất định phải phân bổ tiền vào nhiều loại cổ phiếu thuộc các ngành nghề khác nhau. Tùy thuộc vào size vốn của bạn thì sẽ có một danh mục khác nhau.
Để làm gì?
Để cân bằng danh mục mỗi khi thị trường biến động và ngược lại để tối ưu hóa lợi nhuận. Nếu chọn đúng thì không sao, chọn sai hoặc chọn cổ phiếu kém thì rõ ràng danh mục bạn không có sự tăng trưởng.
Ví dụ đây là danh mục của 1 anh bạn của Phương đang kinh doanh vật liệu xây dựng.
Anh này rất có kinh nghiệm trên thị trường thép xây dựng vì thế danh mục anh này có HPG, HSG là chiếm tỷ trọng cao. Về bản chất đầu tư thì như vậy là quá lệch danh mục nhưng cũng có thể chấp nhận vì bản thân ảnh là người trong nghề có sự am hiểu về thị trường thép nên tập trung vào đó cũng hợp lý.
Bên cạnh đó danh mục còn có REE là cổ phiếu khá là an toàn (thủy điện) và FCN ( khi nhà nước tung gói 13.000 tỷ ra để đầu tư công thì những doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ trúng nhiều dự án và sẽ mang lại lợi nhuận tốt trong tương lai).
Đây chính là 1 ví dụ nhỏ trong việc cơ cấu danh mục theo tỷ trọng, cổ phiếu khác nhau nhằm giảm thiểu những rủi ro về thị trường.
Đọc thêm: Đa dạng hóa danh mục . Tại sao “không nên bỏ tất cả trứng vào cùng 1 giỏ”
#Rủi ro do không có kế hoạch chuẩn bị
Có rất nhiều người tự tin về kiến thức và kỹ năng đầu tư của mình và không có sự chuẩn bị tốt khi lấn sân sang thị trường khác hoặc không chịu update kiến thức nên vẫn bị thua lỗ như người mới.
Rõ ràng thời gian qua đi, thị trường luôn thay đổi theo nhiều cách khác nhau nên nếu bạn vẫn chỉ khư khư giữ cái kinh nghiệm cũ của mình thì vẫn rất dễ bị sập bẫy thị trường.
Bạn phải thiết kế các cách để kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra sẽ dẫn đến giảm thiểu rủi ro tổng thể.
Mỗi khoản đầu tư đều có bộ công cụ độc quyền riêng để quản lý rủi ro. Điều này là kết quả của các tính năng độc đáo của đầu tư và thị trường giao dịch của nó. Do đó, mọi thị trường có những đặc điểm riêng biệt, đều có thể được sử dụng để quản lý rủi ro hiệu quả. Bởi vì những gì hiệu quả với một thị trường, có thể không hiệu quả với thị trường khác.
Một khoản đầu tư tốt không chỉ là đạt được lợi nhuận dương mạnh mẽ mà còn là lợi nhuận ổn định và không có rủi ro trong mọi tình huống thị trường.
Kết luận
Rủi ro là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ nơi đâu, thị trường nào. Do đó, mọi khoản đầu tư đều đi kèm với một số mức độ rủi ro nhất định.
Hiểu biết sâu sắc về rủi ro và các dạng khác nhau của nó chắc chắn có thể giúp các nhà đầu tư ra quyết định tốt hơn. Điều này cũng sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về các cơ hội và chi phí liên quan đến các cách tiếp cận đầu tư khác nhau.
3. Cách quản lý rủi ro đầu tư
Một trong những cách tốt nhất để quản lý rủi ro là phân bổ các khoản đầu tư và tiết kiệm của bạn trên nhiều kênh khác nhau. Điều này rất quan trọng vì nếu bạn có tất cả – hoặc thậm chí hầu hết – tiền của mình ở một nơi (cho dù đó là thị trường chứng khoán, bất động sản hoặc thậm chí trái phiếu), bạn sẽ có nguy cơ mất tất cả nếu có gì đó không ổn.
Có ba cách chính để kiểm soát rủi ro: đa dạng hóa, đầu tư nhất quán và đầu tư trong thời gian dài.
#Đa dạng hóa danh mục
Một danh mục đầu tư cân bằng tốt bao gồm việc dàn trải các quỹ đầu tư giữa các loại tài sản khác nhau và đầu tư vào các chứng khoán khác nhau trong mỗi loại tài sản. Điều này làm giảm rủi ro, bởi vì mặc dù một hoặc nhiều khoản đầu tư có thể chững lại, nhưng những khoản khác sẽ thu được lợi nhuận.
Khi bạn nghĩ về điều này, sẽ có ý nghĩa rằng việc đa dạng hóa các loại tài sản khác nhau sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.
Đa dạng hóa có nghĩa là phân bổ danh mục trên các lĩnh vực ngành khác nhau (ví dụ: bất động sản thì có chung cư cho thuê, đất nền, nhà phố…) và chứng khoán (ví dụ: cổ phiếu và trái phiếu), đồng thời sử dụng nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau để bảo vệ giá trị của danh mục đầu tư tổng thể của bạn trong trường hợp một lĩnh vực chứng khoán hoặc thị trường khác một sự suy thoái nghiêm trọng.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là HIỂU BIẾT. Khi bạn không quá hiểu về một lĩnh vực nào đó tốt hơn hết:
- Thuê chuyên gia về quản lý khoản mục đầu tư đó: Bạn sẽ được kiểm soát rủi ro một cách triệt để, tiết kiệm thời gian và thu được lợi nhuận cao vì ngành nghề đó là chuyên môn của các chuyên gia.
- Phải học tập và nghiên cứu rất kỹ lĩnh vực mà bạn sắp phải tham gia vào để tránh tiền mất tật mang.
- Chỉ tập trung vào một số ngành nghề, danh mục mà bạn đủ tự tin về kiến thức và am hiểu nó.
- Đa dạng hóa có kế hoạch và hiểu biết
Hãy nghĩ theo cách này: Nếu tất cả tài sản của bạn nằm trong cổ phiếu của một công ty duy nhất và cổ phiếu đó đột nhiên giảm mạnh 50%, bạn sẽ mất một nửa số tiền tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, nếu các khoản đầu tư của bạn được phân bổ trên một số cổ phiếu, cũng như bất động sản, trái phiếu và các sản phẩm khác, thì khoản lỗ gần như không ảnh hưởng đến bạn.
#Đầu tư theo định kỳ
Một cách để tận dụng tối đa các khoản đầu tư theo thời gian là cam kết đầu tư một số tiền nhất định một cách thường xuyên. Ví dụ: giả sử bạn sẽ đầu tư 10 triệu mỗi tháng vào cổ phiếu của Công ty XYZ. Giá trị của cổ phiếu sẽ dao động từ tháng này sang tháng khác dựa trên hoạt động của công ty, cung cầu về cổ phiếu và các yếu tố khác. Bất kể cổ phiếu cao hay thấp, bạn mua càng nhiều cổ phiếu của Công ty XYZ càng tốt về mặt dài hạn. Đương nhiên khâu chọn cổ phiếu nào để bạn thực hành kế hoạch kia lại là 1 câu chuyện khác.
Một tháng, 10 triệu của bạn có thể mua cho bạn hai cổ phiếu khác nhau thuộc 2 ngành nghề tốt nhất ở Việt Nam ví dụ ngân hàng (VCB, STB, ACB, TCB…) và cổ phiếu ngành dược, điện nước (NT2, DHG, IMP…) hay cổ phiếu bán lẻ (MWG, PNJ, VNM)
Đây là bảng tính các khoản đầu tư định kỳ, Phương chỉ mới tính lãi trung bình là 12%/ năm. Và đương nhiên nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì bạn càng thu về số tiền càng nhiều hơn nữa.
Rõ ràng với các cổ phiếu Phương mới list ra như ACB, MWG… thì chắc chắn trong 10-20-30 năm nữa mỗi năm lợi nhuận trung bình sẽ cao hơn con số 12%.
Đầu tư nhất quán theo định kỳ nghĩa là bạn đầu tư một số tiền cụ thể vào một khoảng thời gian đều đặn (ví dụ: hàng tháng hoặc hai tuần một lần), bất kể thị trường đang làm gì. Đôi khi bạn sẽ mua cao và đôi khi bạn sẽ mua thấp, nhưng vì thị trường thường tăng theo thời gian, bạn thường sẽ làm tốt trong dài hạn. Những khoản lỗ trong ngắn hạn sẽ không bị ảnh hưởng gì vì khoản đầu tư này sẽ càng có lợi khi cổ phiếu giảm ngắn hạn vì bạn sẽ mua được giá rẻ và về dài hạn chắc chắn cổ phiếu sẽ mang lại cho bạn khoản lợi nhuận tốt gấp nhiều lần so với gửi tiết kiệm ngân hàng.
Hãy xem một ví dụ khác. Giả sử bạn có 3 triệu để đầu tư mỗi tháng:
Trong suốt sáu tháng, bạn đã có thể mua cổ phiếu với giá tốt hơn mức trung bình. Tuy nhiên, sáu tháng không đủ dài để thấy được lợi nhuận thực sự của các khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán. Để thấy được lợi ích thực sự của việc tính trung bình theo chi phí, lý tưởng nhất là bạn nên giữ các khoản đầu tư của mình trong 10 hoặc 20 năm hoặc lâu hơn.
Con số 10 năm và 30 năm nó chênh lệch về thời gian cũng như số tiền có thu được là quá lớn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải xem đầu tư vào thị trường chứng khoán như một công cụ tiết kiệm dài hạn và tạo dựng sự giàu có, chứ không phải là một chiến thuật làm giàu nhanh chóng.
Sức mạnh của lãi kép sẽ khiến bạn phải thấy việc đầu tư định kỳ như cách Phương đang trình bày ở trên là rất cần thiết phải thực hiện càng sớm càng tốt.
Chìa khóa để phương pháp đầu tư này là lựa chọn cẩn thận công ty nào để đầu tư mang lại lợi nhuận trung bình 20-30%/ năm và rủi ro giảm giá là thấp nhất.
Đọc thêm: Cách đầu tư vào cổ phiếu năm 2021.
# Đầu tư nắm giữ dài hạn
Đầu tư dài hạn làm giảm rủi ro đầu tư vì mặc dù giá của một khoản đầu tư nhất định có thể tăng và giảm trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng nhìn chung nó sẽ có lợi nhuận cao trong dài hạn. Đầu tư là một chiến lược dài hạn cho các mục tiêu dài hạn (thường là 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn).
Cùng 100 triệu nhưng nếu bạn rút lãi ra mỗi năm và bạn tiếp tục tái đầu tư thì con số sau cùng bạn nhận được thật sự khác biệt.
Các biến động giá ngắn hạn chịu được thường tạo ra phần thưởng dài hạn lớn hơn cho cổ phiếu so với các loại tài sản khác.
Cổ phiếu biến động về giá trị nhiều hơn vì vậy bạn có thể mất một phần hoặc thậm chí toàn bộ khoản đầu tư của mình trong một khoảng thời gian ngắn nếu không biết cách quản trị rủi ro như: cách chọn lựa cổ phiếu tốt, phân bổ danh mục đầu tư, dùng margin không đúng cách… Tuy nhiên, về dài hạn, cổ phiếu, về cơ bản, luôn luôn tốt hơn tiền mặt và kẻ cướp vô hình là: lạm phát.
4. TỔNG KẾT
Quản lý rủi ro là một trong những công việc cần và ưu tiên thực hiện ngay từ ban đầu trước khi thực hiện bất kỳ một hành động đầu tư nào. Khi bạn càng phân tích kỹ, nắm vững những kỹ thuật kiểm soát rủi ro thì khả năng bạn làm tốt các khoản đầu tư là điều gần như chắc chắn.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có một chút thời gian ngồi suy ngẫm lại rằng mình đã thực sự hiểu và biết cách quản lý rủi ro tốt hay chưa và từ đó bạn sẽ có quyết định đầu tư đúng đắn hơn.
Chúc bạn đầu tư thành công và đừng quên like, share bài viết này nhé!