Lịch sử hình thành và cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam.

Lịch sử 20 năm hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam

Lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 20 năm (2000-2020) đã có nhiều thay đổi vượt bậc giúp cho nhiều doanh nghiệp huy động vốn phát triển lên nhiều doanh nghiệp tỷ đô và nhà đầu tư có cơ hội gia tăng tài sản.

Bây giờ hãy cùng Phương nhìn lại lịch sử 20 chứng khoán Việt Nam và cùng tìm hiểu những bước tiến của thị trường từ bài viết này nhé:

  • Thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành như thế nào?
  • Thị trường chứng khoán vận động ra sao?
  • Những người tham gia vào TTCK là ai?
  • Các sản phẩm của TTCK ra đời và ảnh hưởng như thế nào trong 20 năm quá

Có lẽ có nhiều bạn mới bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán hay thậm chí đang tham gia vào thị trường vẫn còn chưa hình dung hết “Thị trường chứng khoán là gì? Nó vận hành ra sao?” cho nên hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của nó một cách dễ hiểu nhất nhé!

1. Hiểu về thị trường chứng khoán 

Trong thời đại công nghệ 4.0, bạn có thể mua hầu hết mọi thứ trực tuyến mà bạn không cần phải ra khỏi nhà và có một thị trường chuyên tập hợp cho các loại hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, Taobao hay Tiki, Lazada…

Các thị trường chuyên dụng như vậy là nơi nhiều người mua và người bán gặp gỡ, tương tác và giao dịch. Vì số lượng người tham gia thị trường là rất lớn, người ta yên tâm về một mức giá hợp lý. 

Và thị trường chứng khoán được ví là “sàn thương mại điện tử” với loại hình hàng hóa “đặc biệt” hơn mà thôi.

Thị trường chứng khoán là một thị trường được chỉ định tương tự để giao dịch các loại chứng khoán trong một môi trường được kiểm soát và an toàn. 

Vì thị trường chứng khoán tập hợp hàng trăm ngàn người tham gia thị trường muốn mua và bán cổ phiếu nên nó đảm bảo giá cả công bằng và minh bạch trong các giao dịch. 

Trong khi các thị trường chứng khoán trước đây được phát hành và mua bán trên giấy nên thường xảy ra tình trạng “lobby” ưu tiên nếu bạn quen biết với các nhà môi giới, còn thị trường chứng khoán ngày nay được hỗ trợ máy tính hiện đại hoạt động hoàn toàn online.

2. Vậy thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán và phát hành cổ phiếu của các công ty đại chúng

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán và phát hành cổ phiếu thường xuyên của các công ty đại chúng. Các hoạt động tài chính này được thực hiện thông qua các sàn giao dịch chính thức (Các công ty chứng khoán ở Việt Nam) hoặc các thị trường giao dịch tự do (OTC). 

Bạn biết không, nhắc đến thị trường chứng khoán 90% nhà đầu tư ở Việt Nam biết đến chứng khoán tức là mua bán cổ phiếu trên sàn

nhưng các chứng khoán tài chính khác thì chưa thông dụng lắm trong giới đầu tư Việt Nam- như các quỹ ETF, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ và các công cụ phái sinh dựa trên cổ phiếu như chứng quyền, chỉ số (phái sinh) – cũng được giao dịch trong thị trường chứng khoán.

Mình sẽ dành 1 phần khác để nói rõ hơn về các loại sản phẩm tài chính khác ngoài cổ phiếu để bạn hiểu hơn và bổ sung vào danh mục đầu tư của mình loại chứng khoán phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận nhé!

3. Thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào?

Thị trường chứng khoán bao gồm thị trường sơ cấp và thi trường thứ cấp

Tóm lại, thị trường chứng khoán cung cấp một môi trường an toàn và được kiểm soát, nơi những người tham gia thị trường có thể giao dịch cổ phiếu và các công cụ tài chính để tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động mua bán đó. 

Hoạt động theo các quy tắc được xác định theo quy định của cơ quan quản lý (Ủy ban chứng khoán Việt Nam), thị trường chứng khoán đóng vai trò là thị trường sơ cấp và là thị trường thứ cấp.

Vậy thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là gì?

Thứ nhất với vai trò là thị trường sơ cấp, thị trường chứng khoán cho phép các công ty phát hành và bán cổ phần của họ cho công chúng lần đầu tiên thông qua quá trình chào bán công khai ban đầu (IPO).

Hoạt động này giúp các công ty huy động vốn cần thiết từ các nhà đầu tư. 

Ví dụ: Một công ty ABC sau 3 năm hoạt động có lợi nhuận và muốn huy động vốn để mở rộng sản xuất, công ty này đã IPO lên sàn chứng khoán, công ty này chia thành một số cổ phần (giả sử, tổng số lượng cổ phiếu niêm yết là 20 triệu cổ phiếu) và bán một phần cổ phần đó (giả sử, 5 triệu cổ phiếu) cho công chúng với giá chung (giả sử, 20.000 VND cho mỗi cổ phiếu).

Để tạo điều kiện cho quá trình này, Công ty ABC cần một thị trường nơi những cổ phiếu này có thể được bán- đó chính là thị trường chứng khoán. 

Nếu mọi thứ diễn ra theo kế hoạch, công ty sẽ bán thành công 5 triệu cổ phiếu với giá 20.000 một cổ phiếu và thu về số tiền trị giá 100 tỷ đồng.

Các nhà đầu tư sẽ có được cổ phiếu của công ty ABC và trở thành cổ đông của công ty. Sàn giao dịch chứng khoán đóng vai trò là người hỗ trợ cho quá trình huy động vốn này và nhận được một khoản phí cho các dịch vụ của công ty và các đối tác tài chính của công ty.

Sau khi IPO phát hành cổ phiếu lần đầu tiên (được gọi là quá trình niêm yết), sàn giao dịch chứng khoán cũng đóng vai trò là nền tảng giao dịch tạo điều kiện cho việc mua và bán cổ phiếu niêm yết diễn ra liên tục. Điều này tạo thành thị trường thứ cấp.

Một công ty niêm yết cũng có thể cung cấp cổ phiếu mới (phát hành thêm, chia cổ tức bằng cổ phiếu…). Họ thậm chí có thể mua lại hoặc hủy niêm yết cổ phiếu của họ. Các sàn giao dịch chứng khoán tạo điều kiện cho các giao dịch như vậy.

4. Đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam

Đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam gồm 4 yếu tố

Khi đã quyết định “cầm tiền” đi “đánh trận”, bạn cần nắm rõ những đặc điểm của TTCK để biết mình đang ở đâu trong thế giới tài chính muôn màu này, mình sẽ tóm gọn trong 4 ý này là để bạn dễ hình dung

# Thứ nhất, Cạnh tranh tự do- công bằng trong giao dịch

  • Mọi người đều có quyền tự do tham gia vào thị trường (chỉ cần bạn là công dân Việt Nam trên 18 tuổi là bạn hoàn toàn mở 1 tài khoản giao dịch chứng khoán để đầu tư rồi). 
  • Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu (thuận mua vừa bán).
  • Tất cả những người tham gia thị trường có quyền truy cập ngay vào dữ liệu và thực hiện tất cả các lệnh mua và bán theo nguyên tắc khớp lệnh “thuận mua vừa bán”.
  • Các nhà phát hành, các nhà đầu tư được tự do tham gia và rút khỏi thị trường.

#Thứ hai, thanh khoản cao

Đây là đặc tính hấp dẫn nhất của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư.

Là thị trường liên tục nên chứng khoán được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Khả năng chuyển đổi chứng khoán sang tiền mặt, dễ dàng và thuận tiện.

#Thứ ba, tính công khai, minh bạch

Tất cả mọi thông tin về Doanh nghiệp đều được công bố trên Sở giao dịch chứng khoán (định kỳ hàng quý, hàng năm hay sự kiện bất thường thay đổi phải thông báo, đăng tin…).

Doanh nghiệp nào thông tin càng minh bạch, rõ ràng thì càng thu hút nhà đầu tư tham gia vào.

# Thứ tư, giao dịch thông qua trung gian

Những người muốn mua hay bán chứng khoán không tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau trên thị trường chứng khoán mà phải thông qua các nhà môi giới (Công ty chứng khoán) nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh và bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư.

Đó là lí do tại sao bạn muốn mua bán cổ phiếu thì trước hết phải đến CTCK để mở 1 Tài khoản giao dịch và sau khi được kích hoạt thì bạn mới chính thức có quyền mua bán trên sàn chứng khoán.

Bạn nên đánh giá và lựa chọn những Top những công ty chứng khoán có dịch vụ tốt nhất và dịch vụ tư vấn đầu tư tốt để có trải nghiệm và kết quả đầu tư tốt.

5. Chức năng của thị trường chứng khoán

#Thứ nhất, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Với cơ chế “tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu”, nó cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong người dân cho các doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới…

Ví dụ: A đang là giáo viên, sau giờ làm việc bạn ấy thường ghé Bách Hóa Xanh (BHX) để mua thức ăn vì nó thuận tiện nằm trên đường đi làm về. A rất thích BHX vì nó tiện lợi, nguồn hàng phong phú, nhân viên nhiệt tình vì vậy bạn ấy mong muốn có thể đầu tư vào công ty này. Nhưng bạn ấy chỉ có dư 5 triệu mỗi tháng thì làm sao mà đầu tư được và bằng cách nào??

Vâng, A chỉ cần mở 1 TK chứng khoán và mua cổ phiếu MWG ( CTCP Thế Giới Di Động) là A đã có thể sở hữu và tham gia đầu tư vào hoạt động kinh doanh của Bách Hóa Xanh rồi (BHX là cửa hàng của công ty CTCP Thế Giới Di Động- MWG).

#Thứ hai, cung cấp thanh khoản cao

TTCK là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi liên tục và dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt khi cần, đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong đầu tư của tất cả chủ thể tham gia đầu tư.

  • Ví dụ: A đang giữ danh mục đầu tư gồm 3 cổ phiếu với tổng giá trị là 500 triệu. Thế nhưng 3 ngày nữa A có việc gấp cần phải dùng đến số tiền 300tr mà không biết xoay thế nào vậy là A quyết định bán CP.
  • Chỉ 3 ngày sau là A hoàn toàn rút được tiền (thậm chí Kẹo có thể rút tiền ngay lập tức trong 5 phút sau khi bán CP chỉ cần “ứng trước tiền bán”- bạn ấy chịu 1 phần phí rấy nhỏ là có thể rút được ngay lập tức).

#Thứ ba, giúp đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình kinh tế

 Như các bạn đã biết TTCK là thị trường cực kì nhạy cảm và dễ biến động bởi những thay đổi từ bên ngoài khi Việt Nam ngày càng giao thương quốc tế nhiều.

Do đó TTCK là nơi phản ánh tình trạng kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.

  • Lúc mình viết bài này là thế giới và Việt Nam đang chóng chọi với dịch bệnh Covid-19, mức độ ảnh hưởng kinh khủng và bạn thấy đấy ngành bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất là ngành hàng không (VJC, HVN, ACV…) Giá cổ phiếu giảm hơn 50%.

#Thứ tư, giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các con số đều có ý nghĩa và câu chuyện của nó. Nhìn vào các chỉ số, giá cổ phiếu bạn có thể đánh giá được tình hình làm ăn kinh doanh của Doanh nghiệp ra sao, kinh tế đang ổn định phát triển không? 

Giá chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang được mở rộng, nền kinh tế đang tăng trưởng và ngược lại khi giá chứng khoán giảm mạnh sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.

Và Chính phủ sẽ thực hiện các công cụ vĩ mô điều tiết nền kinh tế thông qua TTCK.

Ví như lúc này Dịch Corona (Covid-19) xuất hiện đã làm chao đảo nền kinh tế toàn thế giới, đặc biệt là thị trường tài chính. Giá tất cả các cổ phiếu trên sàn bị bán tháo một cách khốc liệt, giá trị nhiều CP đã giảm đi hơn 50%.

Thì lúc này chính phủ thực hiện nhiều chính sách như giảm lãi suất, mua vào Trái phiếu để ổn định lại nền kinh tế.

6. Thành phần tham gia thị trường chứng khoán

Thành phần tham gia thị trường chứng khoán gồm 7 thành phần

Có nhiều loại người chơi khác nhau liên quan đến thị trường chứng khoán. Mỗi thành phần có những vai trò khác nhau, nhưng nhiều vai trò được đan xen và phụ thuộc vào nhau để làm cho thị trường vận hành hiệu quả.

Hiểu được vai trò của mình trong cuộc chơi là điểm mấu chốt đưa đến chiến lược và hành động đầu tư hợp lý. Vậy bạn là ai trong cuộc chơi này???

#Nhà phát hành

Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa cho thị trường chứng khoán bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian…

#Nhà đầu tư

Vâng, mình đang ở đây nè các bạn :))

Có 2 loại nhà đầu tư: Cá nhân và tổ chức (các định chế tài chính lớn như Quỹ đầu tư, ngân hàng, CTCK…).

Với hơn 5 năm tham gia vào thị trường chứng khoán, mình nhận ra được một điều “nhỏ lẻ” như mình có những lợi thế rất lớn mà những tay to (Big boys) không có. Nắm được những điểm mạnh của bản thân mình trong cuộc chiến này mới giúp những nhà đầu tư “nhỏ lẻ”, những “gà mới” hạn chế những thiệt hại và giành chiến thắng.

  • Lợi thế “ tiền ít”
  • Ra vào thị trường dễ dàng
  • Tâm lý giao dịch thoải mái

Vốn nhỏ thường được nhiều người nghĩ là điểm yếu khi tham gia thị trường, thật ra vốn nhỏ thì mình đánh theo phương pháp “du kích” rất hiệu quả.

Bạn rất dễ dàng ra vào thị trường mỗi khi thị trường có biến động, trong khi các tay to (Big boys như các quỹ đầu tư size vốn vài trăm đến nghìn tỷ) sẽ rất “áp lực” khi ra vào 1 cổ phiếu vì chỉ cần 1 sự sơ suất sẽ trả giá rất đắt.

Bạn thử tưởng tượng, cp VJC (VietjetAir) mỗi phiên giao dịch trung bình 500k cổ phiếu. Một quỹ đầu tư muốn mua đầu tư 500 tỷ (tương đương mua vào 5 triệu CP với giá mục tiêu trung bình 100.000 VND) thì Quỹ này cần phải mua ròng trên sàn ít nhất 1 tháng để vừa đảm bảo khối lượng, vừa không đẩy giá CP lên cao.

Tương tự nếu Quỹ này đang giữ 5 triệu cp VJC mà khi cp giảm giá, Quỹ không thể bán 1 phiên hết 5 triệu cổ mà phải bán ròng nhiều phiên giao dịch.

Trong khi nếu mình chỉ có 500 triệu hay 1 tỷ mình chỉ mua 1 phiên là xong nếu có giá mục tiêu.

Đấy là lợi thế của nhỏ lẻ (vốn nhỏ) đương nhiên vì là nhỏ lẻ nên chúng ta có những bất lợi về mặt thông tin.

Các định chế tài chính lớn khi nắm giữ lượng lớn cp (nắm quyền biểu quyết) trở thành cổ đông lớn của 1 tổ chức thì sẽ nắm được những tin tức quan trọng, những thay đổi của Doanh nghiệp sớm hơn từ đó họ sẽ có những phản ứng sớm hơn nhỏ lẻ chúng ta rất nhiều.

Thật ra ở bất kì vị thế nào cũng đều có những lợi thế và bất lợi, quan trọng chúng ta đủ tỉnh táo, có kiến thức và có chiến lược thì sẽ giành được thắng lợi dù là “nhỏ lẻ” hay “tay to”.  Sân chơi là công bằng, chiến thắng chỉ dành cho kẻ nắm luật chơi và có chiến thuật hợp lý!!!

#Công ty chứng khoán

Là sàn giao dịch cung cấp dịch vụ, sản phẩm tài chính cho các nhà đầu tư tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán, là các chuyên gia được cấp phép thay mặt cho các nhà đầu tư. 

Các nhà môi giới (Broker) hoạt động như một trung gian giữa các sàn giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư bằng cách tư vấn đầu tư, cung cấp những thông tin nhanh chóng trên thị trường cho NĐT.

Broker còn mua và bán cổ phiếu thay mặt cho các nhà đầu tư khi NĐT ủy quyền thực hiện.

#Các quỹ đầu tư chứng khoán

là các chuyên gia đầu tư danh mục đầu tư cho khách hàng. Các nhà quản lý nhận được khuyến nghị từ các nhà phân tích và đưa ra quyết định mua hoặc bán cho danh mục đầu tư. 

#Nhà tạo lập thị trường (Market Maker)

Nhà tạo lập thị trường là doanh nghiệp hoặc một tổ chức mua bán một loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán, qua đó tạo ra thị trường cho loại chứng khoán đó.

Tại Việt Nam, Thông tư 203/2015/TT-BTC ban hành ngày 21/12/2015 đã cho phép các công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ tạo lập thị trường.

Vai trò lớn nhất của market-maker là tạo thanh khoản cho các chứng khoán có thanh khoản thấp hoặc không có giao dịch.

Để thực hiện điều này, các market maker sẽ thực hiện việc mua chứng khoán khi thị trường ở tình trạng không có lệnh mua, và bán chứng khoán khi thị trường không có lệnh bán với các mức giá do họ tự định, thỏa mãn các yêu cầu về việc yết giá.

Sự tham gia của các MM góp phần duy trì sự linh hoạt và tính thanh khoản của một loại chứng khoán, tăng khả năng thực hiện giao dịch của chứng khoán và nhờ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với loại chứng khoán đó.

Vậy nhà đầu tư nhỏ lẻ như mình với bạn được lợi gì khi các MM (market maker) tham gia vào.

Ví dụ: bạn đang nắm giữ khối lượng lớn chứng khoán A, trong khi cổ phiếu A này đang giảm giá mạnh và không có người mua.

Nhờ nghiệp vụ tạo lập thị trường, các MM sẽ giúp hạn chế phần nào sự dư bán của cổ phiếu A bằng cách đưa các lệnh mua vào thị trường.

Kết quả là nhà đầu tư có cơ hội bán cổ phiếu A và hạn chế được sự thua lỗ.

# Sở giao dịch chứng khoán

Sàn giao dịch chứng khoán HCM (bên trái) và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nộ (bên phải)

Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, SGDCK cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán ở Sở, phù hợp với các quy định luật pháp về chứng khoán và giao dịch chứng khoán.

#Trung tâm lưu ký VSD

Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán

Chà, vậy là cũng khá dài rồi cho một bài chia sẽ những điều cơ bản nhất về thị trường chứng khoán để bạn có thể phần nào hình dung được vùng đất mà mình đã đang và sắp đặt chân đến để khám phá dần nhé!

Bản chất và ý nghĩa của thị trường chứng khoán

  • Thị trường chứng khoán là một trong những thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường tự do.
  • Nó cho phép các công ty tăng vốn bằng cách cung cấp cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.
  • Cho phép các nhà đầu tư thông thường tham gia hưởng thành tựu của các công ty mà họ đang góp vốn, kiếm lợi nhuận thông qua sự tăng trưởng của giá cổ phiếu và kiếm tiền thông qua cổ tức, mặc dù cũng có thể thua lỗ.
  • Thị trường chứng khoán hoạt động như một nền tảng thông qua đó các khoản tiết kiệm và đầu tư của các cá nhân được đưa vào các hoạt động đầu tư sản xuất. Về lâu dài, nó giúp hình thành vốn & tăng trưởng kinh tế cho đất nước.

7. Lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam 20 năm qua ra sao?

Thị trường chứng khoán đã hình thành và tồn tại trên thế giới cả hàng trăm năm lịch sử nhưng với Việt Nam thì lại còn khá non trẻ chỉ hơn 20 năm tuổi.

Để hiểu rõ hơn về lịch sử TTCK Việt Nam, cùng mình điểm qua những cột mốc quan trọng nhé: 

Khởi đầu là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam được thành lập vào ngày 28-11-1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ từ đó khai sinh ra thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) đã chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu REE và SAM và  1 tuần chỉ giao dịch 2 phiên.

Sau đấy, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng chính thức ra mắt vào ngày 8/3/2005.

Ngày 19/11/2007: thời gian giao dịch trên HNX mở rộng 8h30-11h thay vì 9h-11h

Năm 2007, TTGDCK TP. HCM chuyển thành Sở GDCK TP.HCM (HoSE) và chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ ngày 30/7 để tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng cơ hội cho nhà đầu tư.

2007 cũng là năm bắt đầu làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Bảo Việt và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Năm 2012, cơ chế giao dịch có nhiều thay đổi tích cực, trong đó đáng chú ý có việc rút thời gian thanh toán (T+) được rút ngắn từ 15h chiều ngày T+3 xuống 9h sáng ngày T+3.

Năm 2014, TTCKVN đón nhận hình thức quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nội đầu tiên với sự ra đời của Quỹ E1VFMVN30 ngày 04/7, mô phỏng chỉ số VN30. 

Năm 2017, Chính phủ chính thức mở cửa thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam từ ngày 10/8, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện cấu trúc thị trường chứng khoán.

Năm 2018, đánh dấu sự bùng nổ các thương vụ IPO lớn, nổi bật có Vinhomes (1,35 tỷ USD), Techcombank (922 triệu USD) và bộ 3 doanh nghiệp dầu khí BSR (5.500 tỷ đồng), PVOil (4.100 tỷ đồng), PV Power (7.000 tỷ đồng).

Năm 2019, đánh dấu lần đầu tiên vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam vượt 100% GDP.

Sản phẩm mới Chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant – CW) được ra đời từ ngày 28/6.

Và năm 2020, TTCKVN đang trải qua những phiên suy giảm mạnh nhất lịch sử với mức giảm gần 50% từ Vnindex 977 điểm về 650 điểm, từ ảnh hưởng của dịch cúm virus corona.

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù vẫn còn mới trẻ và có nhiều thay đổi trong 20 năm qua thì nó vẫn không ngừng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, các nhà đầu tư hãy nắm bắt cơ hội để tham gia vào thị trường càng sớm càng tốt.

Picture of Kelly Pham
Kelly Pham
Với sứ mệnh giúp cho tất cả mọi người đều có thể dễ dàng đầu tư gia tăng tài sản bằng những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực chiến của một người đam mê đầu tư.
Bài Viết Liên Quan
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
VHC- Kỳ vọng tăng trưởng trở lại từ Q4/2023

VHC- Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra ở thị trường trong nước và quốc tế. VHC có những catalyst nào xứng đáng để đầu tư trong 2 quý cuối năm thì trong bài phân tích ngắn hôm nay mình sẽ cùng điểm qua một số thông tin cơ bản sau 1. Cập nhật KQKD 6T2023 của VHC thấp do khó khăn tiếp tục kéo dài Doanh thu thuần (DTT) của VHC giảm 34% so với cùng kỳ (svck) xuống 4.945 tỷ đồng trong 6T23 do 1) nhu

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Cách kiếm lợi nhuận trong thị trường giá lên

Trong thế giới tài chính biến động, rất ít thời điểm thị trường có sức hấp dẫn và tiềm năng thu được lợi nhuận đáng kể giống như thị trường giá lên (Uptrend). Đối với các nhà đầu tư, nó đại diện cho thời điểm lạc quan và cơ hội, nơi họ dễ dàng kiếm được tiền. Nhưng chính xác thì thị trường giá lên là gì và tại sao nó lại là giai đoạn then chốt như vậy đối với những người đang tìm cách làm giàu? Một thị trường giá lên được đặc trưng bởi một khoảng thời

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
GAS- ĐIều tội tệ nhất đã ở phía sau

Cổ phiếu GAS là một trong những cổ phiếu dầu khí thuộc VN30 có nền tảng cơ bản tốt và đang ở đáy của một giai đoạn khó khăn để chuyển mình sang một tương lai tươi sáng hơn khi GAS đang có những thuận lợi từ ngành dầu khí lẫn các chính sách Quy hoạch điện 8 của chính phủ. Trung nguồn: Chuẩn bị cho quá trình chuyển dịch sang điện khí LNG Quy hoạch Điện 8 (QHĐ8) ưu tiên phát triển nguồn điện khí, bao gồm cả nguồn điện khí nội địa và LNG. Trong quá trình chuyển

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
PVD- Thời kỳ của các doanh nghiệp thượng nguồn

PVD là cổ phiếu yêu thích của chúng tôi trong nửa cuối năm 2023 bởi nhiều tiềm năng tăng trưởng từ dự án Lô B-Ô Môn sắp triển khai và sự hồi phục của ngành dầu khí. Thị trường khoan dầu khí đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu Nguồn cung giàn khoan tự nâng (JU) dường như đang ngày càng thắt chặt… Tổng cộng có 155 giàn JU đã ngừng hoạt động trên toàn cầu trong giai đoạn 2015-2021, trong khi đó chỉ có khoảng 20 giàn JU mới đang được chế tạo tại các nhà máy đóng

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
Báo cáo ngành Dầu khí- Hừng đông

Kỳ vọng ngành Dầu khí trong năm 2023 sẽ là một ngành tiềm năng bởi kỳ vọng giá dầu Brent trung bình ở mức 80-85 USD/thùng trong năm 2023-24 do việc OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Chúng tôi nhận thấy triển vọng rõ nét của các Doanh nghiệp (DN) dịch vụ thượng nguồn nhờ hoạt động E&P sôi động hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Cổ phiếu ưa thích của chúng tôi bao gồm PVD, PVS và GAS. Kỳ

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
ACB- Cổ phiếu ổn định giữa “Cơn gió ngược”

ACB là cổ phiếu thuộc TOP 2 ngân hàng có Tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) cao nhất toàn ngành và là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất. Vì thế ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) luôn được yêu thích bởi tính an toàn và khả năng sinh lời ổn định mang lại lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư. Vậy ACB có những “phẩm chất” nào tốt để xứng đáng cho nhà đầu tư bỏ tiền vào? Kết quả kinh doanh Q1/2023 của ACB: Tốt hơn so với

Xem Thêm
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN MỚI NHẤT

Email của bạn được bao mật 100%

error: Content is protected !!