Dưới đây là những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu cơ bản giúp bạn đánh giá, lựa chọn một cổ phiếu mang về cho bạn lợi nhuận siêu hạng trên thị trường mà bạn bất cứ nhà đầu tư nào muốn giàu có đều phải thực hiện.
Tầm soát cổ phiếu phải mang tính trọng yếu…
Là những yếu tố tác động trực tiếp và mạnh nhất đến kết quả kinh doanh doanh nghiệp, biến động giá cổ phiếu.
1. Tăng trưởng vượt trội
- Lợi nhuận tăng tương xứng với doanh thu tăng: Ưu tiên lợi nhuận đến từ mảng kinh doanh cốt lõi (phải chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu); không nên là lợi nhuận đột biến từ bán tài sản/ Hoàn nhập lãi dự phòng (Vì lợi nhuận này không thường xuyên)…
- Doanh thu tăng bằng việc mở rộng sản xuất; dự án mới thành công như thế nào? Các phát minh, sáng chế ra sản phẩm mới.
- Tốc độ cải thiện biên lợi nhuận: Tỷ lệ lợi nhuận ròng/ Doanh thu cho thấy mức độ cải thiện nội lực và sáng tạo giải pháp hiệu quả như cắt giảm chi phí, tăng năng suất…
- Tăng trưởng chiếm lĩnh thị phần: Công ty phải ngày càng mở rộng thị phần, dung lượng thị trường phía trước còn lớn và có thể chiếm được ==> Cho thấy sức mạnh và vị thế của doanh nghiệp.
2. Xem trọng trọng số EPS
EPS là từ viết tắt của Earning per Share hay còn gọi là thu nhập trên mỗi cổ phần.
Tìm hiểu thêm: Định giá cổ phiếu có “EPS cao” với ba chỉ số giá trị liên quan
Thị giá / EPS = P/E ( tạm gọi là số năm hoàn vốn đầu tư)
EPS qua các quý phải tăng và tăng càng cao càng tốt. Tốc độ tăng của EPS phải xác định cao thuộc nhóm đầu bảng và nhìn thấy được thông qua phân tích định giá.
EPS so với cùng kỳ vô cùng quan trọng và mức tăng trưởng cao liên tục thể hiện đây là cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao và giúp rút ngắn thời gian hoàn vốn cho chúng ta.
Thông thường chúng ta sẽ so sánh tốc độ tăng trưởng EPS so CÙNG KỲ mới thể hiện chính xác (Doanh nghiệp có tính mùa vụ), tuy nhiên nhìn ở trên ta thấy EPS tăng trưởng cực nhanh so với quý trước đó chứng tỏ sức mạnh, tốc độ tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp đang là tốt nhất.
Đây chính là cổ phiếu mà chúng ta nên tìm kiếm để đầu tư.
3.Tăng trưởng lợi nhuận tổng thế
Thứ nhất, Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận phải cao từ ít nhất 25%-30% trở lên và thể hiện trong nhiều năm liền.
Sau mỗi kỳ báo cáo quý, các bạn có thể vào trang Vietstock để lọc ra danh sách các CP thỏa tiêu chí của bạn đề ra.
Ví dụ trên là dữ liệu lọc thô của mình để lựa chọn ra các cổ phiếu đạt một số tiêu chí như: Tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ >= 20% và EPS > 100.
Thứ hai, ROE càng cao càng tốt. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam thì ROE trong nhóm ở mức 15% trở lên là lựa chọn tuyệt vời.
Nếu tốc độ cải thiện ROE liên tục cao cũng đồng nghĩa với Giá CP sẽ gia tăng như vũ bão ( Ví dụ ROE quanh 10% nếu vượt lên 20-30% giá CP sẽ tăng phi mã).
Những công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận từ 30-50% trên thị trường không khó để tìm.
4. Phẩm chất cổ phiếu minh bạch
Đầu tư là góp vốn cho người giỏi nhất trong lĩnh vực đó thay mình sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận và ăn chia trên đó.
Nên ban lãnh đạo là tiêu chí rất quan trọng mà chúng ta cần phải theo dõi cho kỹ. Đó là loại doanh nghiệp có đặc điểm:
- Công ty không có tham nhũng nội bộ
- Công ty không có sân sau rút ruột và lợi ích của giới lãnh đạo. Tốt nhất là lãnh đạo nên giữ tỷ trọng cổ phiếu cao thì tốt hơn vì nó gắn liền quyền lợi với chính Ban lãnh đạo.
- Công ty luôn cải tiến quản trị nội bộ và minh bạch hóa hoàn toàn.
- Xem trọng cổ đông và lãnh đạo hưởng lợi ích từ thành quả chung.
- Thương hiệu của 1 doanh nghiệp chính là thương hiệu của vị lãnh đạo: Khi nhắc đến VNM người ta nhớ tới chị Mai Kiều Liên, REE có chị Nguyễn Thị Mai Thanh, anh Tài Thế giới di động, anh Long Hòa Phát… là những nhân vật có phẩm chất đạo đức uy tín trên thương trường mà chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá được.
Đánh giá tiêu chí này sẽ rất khó khăn với những lãnh đạo trẻ hay ít thông tin trên thị trường, tuy nhiên thông qua nhiều trải nghiệm và tìm hiểu dần già các bạn sẽ hiểu được hết thôi.
5. Luôn ở nhóm dẫn đầu (Leader)
Thị phần duy trì và tăng trưởng thị phần theo năm tháng. Thậm chí trong thời điểm khó khăn, khủng hoảng như Dịch bệnh Covid này, doanh nghiệp đó còn mở rộng thị phần nhanh vì lực họ mạnh đủ đế nuốt thị phần những DN yếu kém
Thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành.
Thí dụ nếu bạn đầu tư dòng thép thì lựa chọn tốt nhất chắc chắn phải là : HPG, HSG, NKG. VÌ sao?
Ví đó là 3 công ty đầu ngành, có thương hiệu, có lịch sử và năng lực tốt. Chứ những DN nhỏ hơn chỉ có thể ăn theo nhờ sóng thị trường chứ không thực sự tăng nhờ nội tại doanh nghiệp.
Sau khi dòng tiền rút đi, giá sẽ về đúng giá trị.
6. Cơ cấu cổ đông và lưu hành cổ phiếu
Cơ cấu cổ đông ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu.
Khi mà cơ cấu cổ đông lớn ngày càng phình ra thể hiện có sự tham gia của dòng tiền lớn, của những NĐT chuyên nghiệp thì sẽ có lợi cho giá CP.
Khi các nhóm cổ đông lớn giá tăng sở hữu là một dấu hiệu tích cực của CP.
Những CP dạng này khi giảm giá sẽ không xuất hiện khối lượng lớn, thay vào đó xuất hiện dòng tiền mua vào mạnh mỗi khi giảm điểm.
Một trong những kích thích lớn là NĐT lớn muốn mua gom phần nào trôi nổi trên thị trường. Các tổ chức lớn muốn nắm giữ là những động thái quan trọng trong định giá và xu thế tăng trưởng.
7. Xác định xu thế thị trường và chuyển động ngành
Những cú sốc trong nền kinh tế khiến thị trường biến động như Đại dịch Covid-19 tạo ra một sự biến động mạnh trên thị trường chứng khoán.
Chu kỳ kinh tế tạo ra các chuyện động ngành khác nhau có thể khiến giá CP biến động giảm rất mạnh mạnh cũng như tạo ra các siêu cổ phiếu.
Biến động đầu vào và đầu ra trên thị trường cũng sẽ tác động đến tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp==> Ảnh hưởng giá CP.
Xu thế của thị trường chứng khoán chung theo chu kỳ dài hạn có tính ảnh hưởng đến trọng số giá CP rất lớn. Vì thế 7 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu trên sẽ giúp bạn chọn lựa những CP tốt nhất tạo ra mức lợi nhuận cao nhất.
Chúc bạn đầu tư thành công.