ROIC là một chỉ số rất quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp và của mỗi cá nhân khi đầu tư.
ROIC LÀ GÌ?
ROIC (Return on invested capital) là một chỉ số tài chính dùng để phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ đầu tư mà không xét đến nguồn gốc của vốn đầu tư là từ vốn chủ sở hữu hay vốn vay.
Hiểu đơn giản là nếu một doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng và thu về 5 đồng tiền lãi ==> ROIC chính là 5%
Trong 100 đồng doanh nghiệp đó bỏ ra thì có thể hoặc cả 100 đồng đều là vốn chủ sở hữu (VCSH) hoặc cả 100 đồng đều là vốn vay hoặc vừa bao gồm cả VCSH và cả vốn vay.
Định nghĩa 2: Lợi tức do doanh nghiệp tạo ra trên vốn đầu tư của nó được gọi là Lợi tức trên vốn đầu tư (ROIC).
CÔNG THỨC TÍNH ROIC
ROIC có 2 công thức phổ biến được sử dụng như sau:
Lưu ý nhanh về các thành phần của vốn đầu tư
- Nợ phải trả ngắn hạn là nghĩa vụ tài chính phải trả trong thời gian ngắn hạn (<1 năm). Nó là các khoản nợ như thanh toán các hóa đơn sắp tới của công ty (lương, hóa đơn nhà cung cấp, hóa đơn điện nước, trả lãi, thuế, v.v.). Nên nợ phải trả ngắn hạn phải được loại bỏ, không được tính là vốn đầu tư.
- Tiền và tương đương tiền: Tiền mặt không được coi là vốn đầu tư. Tại sao? Bởi vì tiền mặt giữ trong tài khoản ngân hàng thu nhập ít hoặc không có. Trong công thức trên, ta không coi thu nhập lãi là một thành phần của lợi nhuận.
Ý NGHĨA CỦA ROIC
Chỉ số ROIC tự nó mô tả lợi nhuận được tạo ra cho mỗi 1 đồng vốn đầu tư.
1. Lợi ích mà doanh nghiệp tạo ra cho cổ đông
Một cách tốt hơn để phân tích ROIC là so sánh nó với WACC (chi phí vốn bình quân gia quyền) của một công ty. Nếu ROIC cao hơn giá vốn, công ty được cho là đang gia tăng giá trị cho các nhà đầu tư của mình (cổ đông và người đi vay).
Ví dụ, 1 doanh nghiệp vay 1000 tỷ với lãi suất 5% để thực hiện mở rộng nhà máy tạo ra nhiều sản phẩm hơn với mục đích là tăng trưởng.
Sau 1 năm hoạt động, doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận 40 tỷ. (Trong khi phải trả lãi vay 50 tỷ/năm)
Như thế, doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều hơn cho ngân hàng so với mức tăng lợi nhuận, là làm giảm giá trị doanh nghiệp và cổ đông như chúng ta sẽ bị thiệt hại.
3. Năng lực quản trị của Ban lãnh đạo
Vốn chính là dòng máu trong doanh nghiệp. Nó được lưu thông tốt và vận chuyển đến đúng từng tế bào trong doanh nghiệp thì mới giúp cho sức khỏe doannh nghiệp cải thiện và phát triển.
Và người điều khiển được “dòng máu” đấy chính là đội ngũ quản lý của Doanh nghiệp.
Phân bổ vốn tốt là một kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ người lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm vững và phải rất chuyên nghiệp trong cách vận hành.
ROIC giúp đánh giá đội ngũ quản lý trong việc chi tiêu hiệu quả tiền của cổ đông vào các khoản đầu tư sinh lời, để gia tăng tài sản cho cổ đông hay không?
Nếu công ty nào có ROIC thấp chứng tỏ ban lãnh đạo chưa tìm được cơ hội đầu tư nào hiệu quả, làm ứ đọng vốn của cổ đông và về lâu dài không tạo ra sự tăng trưởng giá trị tài sản cho cổ đông.
Vì thế trước khi đầu tư vào công ty nào, bạn nên tìm hiểu chỉ số ROIC này để có đánh giá tổng quan về doanh nghiệp.
Đọc thêm: 7 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu kim cương
3. Chỉ số ROIC bao nhiêu là hợp lý
ROIC càng cao càng tốt, thể hiện doanh nghiệp phân bổ vốn hiệu quả. Tuy nhiên các ngành khác nhau sẽ có điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá ROIC khác nhau.
Do đó sẽ không công bằng nếu so sánh hai doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực / ngành nghề khác nhau. Nói chung, các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn sẽ hiển thị ROIC thấp hơn các doanh nghiệp khác.
Tốt hơn hết là so sánh với chi phí sử dụng vốn WACC.
ROIC > WACC, tức lợi nhuận tạo ra từ vốn đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn chi phí dùng để tài trợ cho các dự án đó.
Ngược lại, nếu ROIC < WACC, làm giảm giá trị của cổ đông. Hay chính doanh nghiệp đang “bào mòn” vốn của cổ đông.
Nói chung, nếu ROIC cao hơn WACC từ 2% đến 3% thì đó là lý tưởng.
KẾT LUẬN
ROIC làm nổi bật lợi nhuận do công ty tạo ra cho các nhà đầu tư. ROIC lớn hơn WACC của nó là điều bắt buộc.
Đối với các công ty có ROIC thấp hơn WACC, họ là những người không tạo ra giá trị tăng trưởng trong tương lai. Là một nhà đầu tư, chúng ta có thể tránh xa những công ty như vậy.
Làm cách nào để sử dụng ROIC?
Bất cứ khi nào một cổ phiếu có PE thấp thu hút sự chú ý của mình thì sau đó mình đều nhìn vào ROIC của nó. Tại sao? Bởi vì nó cho biết liệu công ty có thực sự bị định giá thấp hay có lý do gì khiến mọi người không mua hoặc bán cổ phiếu này.
Cho nên bạn sẽ hay thấy có những doanh nghiệp P/E rất thấp, trông có vẻ “hấp dẫn” nhưng giá của nó luôn ở đáy, không thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư. Điều này chỉ chứng minh một điều là doanh nghiệp đó đã thực sự “hết thời”, không có lợi thế cạnh tranh nào và đương nhiên họ không tìm ra cơ hội đầu tư, mở rộng để tăng trưởng doanh nghiệp.
Vì thế nhà đầu tư chỉ chấp nhận ở một mức P/E rất thấp.
PE thấp và ROIC cao (cao hơn WACC của nó) là những gì mà chúng ta nên đi tìm kiếm ở một doanh nghiệp.
Tương tự, một cổ phiếu PE cao thể hiện ROIC cao xứng đáng được giao dịch ở mức giá cao. Trong tương lai, những cổ phiếu như vậy có thể tăng trưởng cao hơn nữa.
Hy vọng bạn thích bài viết về ROIC này.
Hãy tiếp tục đọc và chúc bạn đầu tư vui vẻ.