PVD- Thời kỳ của các doanh nghiệp thượng nguồn

PVD là cổ phiếu yêu thích của chúng tôi trong nửa cuối năm 2023 bởi nhiều tiềm năng tăng trưởng từ dự án Lô B-Ô Môn sắp triển khai và sự hồi phục của ngành dầu khí.

Thị trường khoan dầu khí đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu

Nguồn cung giàn khoan tự nâng (JU) dường như đang ngày càng thắt chặt…

Tổng cộng có 155 giàn JU đã ngừng hoạt động trên toàn cầu trong giai đoạn 2015-2021, trong khi đó chỉ có khoảng 20 giàn JU mới đang được chế tạo tại các nhà máy đóng tàu có thể được bàn giao cho các nhà khai thác trong một vài năm tới do lượng đơn đặt hàng ở mức thấp, do TT khoan ảm đạm kéo dài kể từ sau đợt sụp đổ của giá dầu vào năm 2014.

Ngoài ra, hơn 30% đội giàn JU hiện có tuổi đời trên 30 năm, độ tuổi khó có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao hơn của các chiến dịch khoan ngày nay.

Với việc nguồn cung giàn JU tăng chậm (~14 giàn JU sẽ được bổ sung vào đội giàn JU sẵn sàng hoạt động trong vòng 2 năm tới) trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng, chúng tôi kỳ vọng thị trường giàn JU sẽ tiếp tục bị thắt chặt trong một vài năm tới.
…trong khi đó nhu cầu huy động giàn khoan đang tăng mạnh trên toàn cầu

Theo IHS Markit, nhu cầu giàn JU tại Trung Đông dự kiến sẽ tăng từ 125 giàn vào năm 2022 lên lần lượt là 158 giàn (+26,4% svck) và 187 giàn (+18,4% svck) vào năm 2023-24, trở thành động lực chính thúc đẩy TT khoan toàn cầu. Điều này đã kéo theo làn sóng dịch chuyển giàn JU ồ ạt vào khu vực này trong thời gian gần đây.

Động lực từ khu vực Trung Đông sẽ nâng hiệu suất sử dụng trung bình giàn JU trên toàn cầu từ ~80% vào năm 2022 lên 86%/93% vào năm 2023- 24. Đối với thị trường Đông Nam Á (ĐNÁ), IHS dự báo nhu cầu trung bình giàn JU cũng sẽ tăng từ 32,4 giàn vào năm 2022 lên 36,8/38,2 giàn vào năm 2023-24 với động lực chính tới từ Indonesia và Malaysia.

Ngược lại, theo thống kê có khoảng 28 giàn JU đã rời khỏi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến Trung Đông trong năm 2022-23. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung giàn JU từ Q3/23 khi Chính phủ các nước ĐNÁ đẩy mạnh các chiến dịch Thăm dò & Khai thác (E&P) dầu khí.

Thị trường khoan ĐNÁ tăng tốc nhờ tác động cộng hưởng tới từ nhu cầu đang cải thiện và nguồn cung giàn JU bị thu hẹp do nhiều giàn JU đã di chuyển ra khỏi ĐNÁ để đến Trung Đông.

Theo sau sự thắt chặt của TT khoan toàn cầu, hiệu suất sử dụng trung bình giàn JU tại ĐNÁ đã tăng vọt lên 90% từ nửa cuối năm 2022 do đội giàn JU bị thu hẹp khi nhiều giàn khoan di chuyển đến Trung Đông.

Điều này đã giúp giá thuê giàn JU tham chiếu (loại 301-400 IC) tăng lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2015 từ cuối năm 2022, dao động từ 95.000 USD đến 134.000 USD. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng giá thuê trung bình giàn JU tại ĐNÁ sẽ duy trì trên mức 120.000 USD trong thời gian tới nhờ nhu cầu tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung giàn bị thu hẹp và nguồn cung bổ sung từ giàn khoan mới khó có thể xảy ra trong ngắn hạn.

Đáng chú ý, chúng tôi kỳ vọng thị trường khoan trong nước cũng sẽ sôi động hơn kể từ năm 2024 trở đi với nhiều dự án E&P đã và dự kiến được triển khai, bao gồm một số dự án quy mô vừa như Kình Ngư Trắng hay Lạc Đà Vàng, và dự án nhiều tỷ USD Lô B – Ô Môn (chúng tôi đã đề cập chi tiết hơn ở dưới).

Điều này sẽ kích hoạt nhiều chương trình khoan và mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho những nhà cung cấp dịch vụ khoan, đặc biệt là một doanh nghiệp nội địa như PVD.

Hoạt động E&P nội địa sẽ sôi động hơn kể từ năm 2024 trở đi

Nhiều dự án phát triển mỏ dầu khí dự kiến được triển khai trong thời gian tới…

Chúng tôi nhận thấy sản lượng khai thác dầu khí liên tục sụt giảm kể từ năm 2015 do thiếu vắng các dự án E&P lớn mà nguyên nhân đến từ việc giá dầu sụp đổ trong năm 2014 và duy trì ở mức thấp trong nhiều năm.

Theo chúng tôi, cuộc khủng hoảng năng lượng do căng thẳng địa chính trị vừa qua đã nêu bật tầm quan trọng của việc tự chủ nguồn cung năng lượng, qua đó có thể tiếp thêm động lực để các cơ quan quản lý đẩy mạnh hoạt động E&P tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hầu hết các mỏ hiện hữu tại Việt Nam đều đã đi vào giai đoạn cuối vòng đời khai thác, với sản lượng suy giảm tự nhiên giảm ~15%-25% mỗi năm.

Do đó, chúng tôi kỳ vọng rằng hoạt động E&P trong nước sẽ sôi động hơn kể từ năm 2024 trở đi, được thúc đẩy bởi môi trường giá dầu cao, tầm quan trọng của việc tự chủ nguồn cung năng lượng và việc Luật Dầu khí sửa đổi chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023.

Trong vài tháng qua, chúng tôi nhận thấy nhiều dự án phát triển mỏ dầu khí quy mô vừa và nhỏ đã được bật đèn xanh và có những chuyển động đáng kể trong vài tháng qua, đơn cử như dự án Đại Hùng Giai đoạn 3, Kình Ngư Trắng hay Lạc Đà Vàng.

Nhờ mặt bằng giá dầu cao và có thể kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài khơi sẵn có, chúng tôi tin rằng các dự án này sẽ không gặp phải trở ngại đáng kể nào trong quá trình triển khai, qua đó cung cấp cơ hội việc làm tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ Dầu khí trong nước, trước hết là cho các nhà thầu EPC và các đơn vị cung cấp dịch vụ khoan.

Chúng tôi kỳ vọng chuỗi dự án Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng chính cho các DN trong chuỗi giá trị Dầu khí kể từ cuối năm 2023.

Với việc EVN hiện đang gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn ODA cho dự án Ô Môn 3 cũng như khả năng huy động vốn vay thương mại cho Ô Môn 4, chủ đầu tư 2 nhà máy nhiệt điện (NMĐ) này sẽ được chuyển giao từ phía EVN về PVN.

Dưới góc nhìn của chúng tôi, đây là giải pháp khả thi để xử lý vướng mắc tại dự án Ô Môn 3, qua đó thúc đẩy chuỗi dự án Lô B – Ô Môn khi PVN hiện đang là chủ đầu tư của các dự án phía thượng nguồn và trung nguồn, và sở hữu tiềm lực tài chính vững mạnh.

Tuy nhiên, quá trình chuyển giao sẽ cần nhiều thời gian, và điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu có FID vào tháng 6/2023. Vì vẫn còn những bước quan trọng cần phải hoàn thành liên quan đến việc tài trợ vốn ODA cho NMĐ Ô Môn III và hoàn tất các đàm phán thương mại (GSPA, GSA và PPA), chúng tôi cho rằng mốc FID cho dự án này sẽ rơi vào cuối năm 2023 thay vì giữa năm 2023 như kế hoạch. Về cơ bản, Lô B – Ô Môn vẫn sẽ là động lực tăng trưởng chính cho ngành Dầu khí trong thời gian tới.

Luận điểm đầu tư cổ phiếu PVD

Phân tích kỹ thuật

Vùng mua: 24.000 đến < 25.000đ/cổ phiếu

Vùng cắt lỗ: Gãy xu hướng tăng giá (dưới vùng 23.000đ/cổ phiếu)

Vùng chốt lời: Quanh vùng giá 30.000-31.000đ/ cổ phiếu.

Tất cả những thông tin trong bài phân tích đều mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo, quý anh chị đầu tư muốn chi tiết hơn vui lòng liên hệ mình nhé!

Picture of Kelly Pham
Kelly Pham
Với sứ mệnh giúp cho tất cả mọi người đều có thể dễ dàng đầu tư gia tăng tài sản bằng những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực chiến của một người đam mê đầu tư.
Bài Viết Liên Quan
Blog
Kelly Pham
STB- Tái định giá nhờ giai đoạn tái cấu trúc sắp hoàn tất

STB là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Được thành lập từ năm 1991, Sacombank (STB) là một trong những ngân hàng tư nhân đầu tiên được thành lập tại TP.HCM. Năm 2006, STB là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Hơn nữa, trong thời gian này, STB đã vươn lên nằm trong top 2 ngân hàng có quy mô lớn nhất trong số các ngân hàng tư nhân. Tổng quan về STB STB sắp hoàn tất giai đoạn tái cơ cấu STB là một trong những ngân hàng thương

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
SZC- CÁC MẢNG KINH DOANH CHÍNH DẪN DẮT TĂNG TRƯỞNG

SZC là thành viên của Tổng Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp (SNZ) – một trong những nhà phát triển BĐS KCN tiên phong tại Việt Nam với hơn 30 năm kinh nghiệm. SZC được thành lập năm 2007 nhằm phát triển dự án KCN đô thị & sân gôn Châu Đức với tổng diện tích hơn 2.287ha. Năm 2018, SZC chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), tính đến hết Q2/24, BR-VT có 13 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích cho thuê

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
7 trích dẫn đầu tư hay nhất mọi thời đại của Ngài Warren Buffet

Có một sự thật rằng: khi tôi nói về tiền bạc và đầu tư, không nhiều người sẽ quay lại và lắng nghe tôi. Nhưng khi một nhà đầu tư vĩ đại như Warren Buffett nói, mọi lời của ông đều được giải mã. Mỗi câu nói về đầu tư của Warren Buffett đều được xem xét kỹ lưỡng để tìm kiếm manh mối. Mọi người không chỉ lắng nghe Warren Buffett mà còn rao giảng ông như thần tượng đầu tư của họ. Mọi người tuân theo các nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett như một cuốn kinh

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Phân biệt cổ phiếu Blue chip và cổ phiếu penny

Đầu tư vào thị trường chứng khoán có thể là một khoản đầu tư có lợi nhuận vì nó mang lại nhiều cơ hội để gia tăng tài sản. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ cách thức đầu tư giữa cổ phiếu blue chip và cổ phiếu penny. Hiểu được sự khác biệt chính giữa hai loại hình đầu tư này là điều cần thiết để chọn đúng cổ phiếu. 1. Định nghĩa cổ phiếu blue chip Cổ phiếu blue chip là cổ phiếu của các công ty lâu đời có lịch sử hoạt động đáng

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Mua cổ phiếu hưởng cổ tức trước ngày chi trả có phải là chiến lược hay?

Các nhà đầu tư thường tìm kiếm các chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận một cách chắc chắn từ cổ phiếu. Cách tiếp cận phổ biến là mua cổ phiếu hưởng cổ tức ngay trước ngày chi trả. Chiến thuật này, được gọi là “chiến lược săn cổ tức”, bao gồm việc mua cổ phiếu ngay trước ngày giao dịch không hưởng quyền. Chiến thuật này được thực hiện để nhận được cổ tức đã công bố, sau đó bán chúng ngay sau đó. Mặc dù nghe có vẻ là một cách dễ dàng để kiếm thêm thu

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
VHC- Kỳ vọng tăng trưởng trở lại từ Q4/2023

VHC- Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra ở thị trường trong nước và quốc tế. VHC có những catalyst nào xứng đáng để đầu tư trong 2 quý cuối năm thì trong bài phân tích ngắn hôm nay mình sẽ cùng điểm qua một số thông tin cơ bản sau 1. Cập nhật KQKD 6T2023 của VHC thấp do khó khăn tiếp tục kéo dài Doanh thu thuần (DTT) của VHC giảm 34% so với cùng kỳ (svck) xuống 4.945 tỷ đồng trong 6T23 do 1) nhu

Xem Thêm
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN MỚI NHẤT

Email của bạn được bao mật 100%

error: Content is protected !!