Mua cổ phiếu gì? Mua lúc nào hay giá nào là một trong những bước quan trọng đầu tiên của quá trình đầu tư. Bài viết hôm nay chia sẽ cho bạn 12 tiêu chí giúp chọn lựa cổ phiếu tốt nhất.
Một công ty vẫn có thể là khoản đầu tư hiệu quả nếu nó hoàn toàn không đạt được một số rất ít các tiêu chí này.
Tuy nhiên mình không nghĩ khoản đầu tư nào không thoải mãn nhiều tiêu chí trong số đó lại có thể là một khoản đầu tư đáng giá.
Và 12 tiêu chí đó là:
Tiêu chí 1: Liệu công ty có sản phẩm và dịch vụ có tiềm năng thị trường đủ lớn để tăng doanh thu ít nhất vài năm tới không?
Các doanh nghiệp có sản phẩm/ dịch vụ đủ tốt sẽ tồn tại và phát triển trong dài hạn. Tuy nhiên ngay cả những công ty nổi tiếng cũng không phải luôn có doanh thu của mỗi năm lớn hơn các năm trước mà nó phụ thuộc vào biến động ngành của doanh nghiệp đó.
Có thể chia những công ty tăng trưởng mạnh mẽ từ thập kỷ này sang thập kỷ khá thành hai nhóm:
- Nhóm may mắn và có năng lực: Đây là nhóm có sản phẩm dịch vụ tốt, khả năng quản lý vượt bậc nên tạo ra nguồn doanh thu lợi nhuận tăng trưởng tốt, đều đặn hằng năm và vào đúng giai đoạn “chu kỳ ngành” thì doanh nghiệp đủ sức để vươn lên thành TOP những công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ và tạo ra lợi nhuận đột biến.
Ví dụ: các công ty chứng khoán hưởng lợi nhờ đợt Covid vừa rồi và các công ty TOP đầu về cung cấp sản phẩm, dịch luôn có kết quả kinh doanh ấn tượng và vượt xa các đối thủ - Nhóm may mắn nhờ họ có năng lực: Đó là khi một doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực triển khai sản phẩm, dịch vụ và quản lý tốt nhưng ngành nghệ của họ đang khai thác đang dần suy thoái. Cùng thời điểm đó có một ngành nghề khác đang phát triển, bằng năng lực, sự nhanh nhạy linh hoạt công ty đã chuyển hướng kinh doanh và tạo ra sự tăng trưởng đột phá.
Từ đây có thể thấy, công ty nào có sản phẩm và dịch vụ đủ tốt và tiềm năng thị trường còn phát triển mở rộng trong ít nhất vài năm hoặc doanh nghiệp đủ sự nhanh nhạy, kinh nghiệm và năng lực để phát triển sản phẩm, dịch vụ thay đổi đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ sống được tốt trong dài hạn.
Tiêu chí 2: Bộ máy quản lý có quyết tâm tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm, dịch vụ hay quy trình sản xuất nhầm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng các dòng sản phẩm hiện tại bị khai thác quá nhiều.
Những công ty có triển vọng tăng trưởng trong một vài năm tiếp theo do nhu cầu mới về các dòng sản phẩm hiện tại, nhưng không có chính sách hay kế hoạch để tiếp tục phát triển thường chỉ mang lại khoản lợi nhuận một lần.
Muốn đạt sự tăng trưởng bền vững 10-20 năm, các công ty cần có nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuât.
Công ty có thể cải tiến các sản phẩm cũ và phát triển các sản phẩm mới có tính đột phá, cạnh tranh cùng một thị trường đủ lớn để phát triển mở rộng.
Tiêu chí 3: Nổ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó?
Điều này có nghĩa là một số công ty hoạt động tốt thu lãi cao hơn khi bỏ ra chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm mới so với các đối thủ cạnh tranh.
Các doanh nghiệp phải tính toán được 1 đồng chi phí bỏ ra thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí >1.5 là con số chấp nhận được, và tỷ số này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả của nổ lực nghiên cứu sản phẩm mới.
Ngược lại nếu tỷ số này thấp chứng tỏ công ty đang gặp vấn đề ở bộ phận Phát triển sản phẩm và cần phải nghiêm túc thay đổi nếu không công ty đang sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận giảm, thậm chí có thể lỗ.
Tiêu chí 4: Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?
Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, chỉ có một số ít những sản phẩm, dịch vụ của vài công ty là thật sự gây tiếng vang và có thể tiêu thụ ở mức tối đa tại những thị trường tiềm năng của công ty.
Thường thì điều này có được nhờ đội ngũ marketing bán hàng.
Bán hàng được xem như là một trong những khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong tiến trình hoạt động kinh doanh. Đội ngũ bán hàng là người trực tiếp đưa sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng- người tiêu dùng cuối cùng.
Cho dù sản phẩm có tốt đến đâu nhưng khả năng triển khai các chiến dịch quảng cáo, bán hàng kém thì cũng làm hạn chế đi sự tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Vì thế một doanh nghiệp phải có sự đầu tư cũng như có sự sáng tạo trong khâu tổ chức bán hàng và đạo tạo đội ngũ bán hàng thông minh, nhiệt huyết để mang lại được doanh thu cao cho tổ chức là một việc mà bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải đặt ưu tiên.
Tiêu chí 5: Biên lợi nhuận của công ty có cao không?
Trên quan điểm của nhà đầu tư: Doanh thu chỉ có giá trị khi làm tăng lợi nhuận.
Doanh thu tăng không có nghĩa là lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng.
Bước đầu tiên để xác định lợi nhuận của công ty, tức là xác định lợi nhuận hoạt động có được từ doanh thu. Rõ ràng sẽ có sự khác biệt lớn giữa các công ty khác nhau ngay trong cùng một ngày.
Sẽ có những doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ để gia tăng doanh thu, mở rộng thị phần nhưng lợi nhuận thu về lại rất thấp, đồng nghĩa với biên lợi nhuận công ty đang thấp. Có thể do chiến lược công ty muốn mở rộng thị phần hoặc cũng có thể sản phẩm dịch vụ công ty đang kém cạnh tranh so với đối thủ.
Một doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao có nghĩa là đội ngũ quản lý đã rất giỏi trong việc kiểm soát chi phí cũng như biết cách tăng giá trị sản phẩm để tăng biên lợi nhuận ==> Lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng doanh thu mang về sẽ cao hơn.
Mình rất yêu thích mua cổ phiếu của những công ty có biên lợi nhuận ròng cao và tăng trưởng đều hằng năm.
Tiêu chí 6: Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận.
Một công ty thể hiện được sức mạnh tăng trưởng của mình thì bắt buộc họ phải có năng lực duy trì biên lợi nhuận tăng trưởng hoặc ổn định qua các năm. Việc sau đó là cố gắng bán hàng thật tốt để tăng doanh thu.
Tuy nhiên việc duy trì BLG không hề dễ khi qua mỗi năm chi phí thường tăng lên: Lương nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, chi phi vận chuyển…
Vì thế công ty muốn duy trì BLG cần phải có kế hoạch quản lý, điều chỉnh chi phí ở mức thấp nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lý. Tuy nhiên về dài hạn cắt giảm chi phí không mang lại hiệu quả.
Công ty nên kết hợp không chỉ tiết giảm chi phí và còn phải nghiên cứu hoàn thiện quy trình bán hàng, thiết kế sản phẩm mới giá trị cao hơn để tăng biên lợi nhuận gộp.
Tiêu chí 7: Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo và người lao động công ty có tốt không?
Khi nhân viên cảm thấy được đãi ngộ tốt, được tôn trọng và làm việc trong môi trường tốt thì bộ máy lãnh đạo sẽ tăng năng suất lao động thuận lợi hơn.
Những nhân sự đó họ sẽ trung thành hơn với công ty, cống hiến làm việc hơn cho công ty thì lúc này hiệu quả trên mỗi nhân sự sẽ rất cao.
Do đó những công ty có sự biến động nhân sự thất thường thường sẽ gây ra các khoản chi phí không cần thiết.
Những doanh nghiệp lớn họ thường xuyên có chính sách ESOP để thưởng cho cán bộ nhân viên đóng góp lâu năm, cán bộ giỏi để động viên nhân viên.
Đây là cách mà MWG, PNJ hay làm mà các bạn nhìn lịch sử đi, cả hai doanh nghiệp chia thưởng ESOP cho nhân viên rất nhiều và doanh nghiệp vẫn tăng trưởng đều trong 10 năm qua.
Khi mua cổ phiếu của những doanh nghiệp này các bạn cần quan tâm nhiều hơn về tỷ lệ ESOP để đảm bảo nó hợp lý chứ không phải kiểu rút ruột cổ đông nhé.
Tiêu chí 8: Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không?
Nếu việc giữ mối quan hệ tốt với người lao động trong công ty là vấn đề quan trọng, thì việc tạo ra môi trường thẳng thắn trong bộ máy lãnh đạo cấp cao là vấn đề sống còn.
Đây là những con người mà các nhận định, tài năng và kỹ năng làm việc của họ quyết định đến thành bại của bất kỳ dự án kinh doanh nào.
Liệu đầu tư vào doanh nghiệp mà sự va chạm, xích mích có thể làm cho một giám đốc điều hành tài năng sẽ không thể ở lại công ty hoặc không thể phát huy tối đa khả năng có phải là một cơ hội tốt để đầu tư hay không?
Công ty mang lại những cơ hội đầu tư lớn nhất là một công ty có một môi trường điều hình hết sức hiệu quả, không bè phái.
Tiêu chí 9: Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không?
Bộ máy quản lý tiếp xúc với tài sản hơn các cổ đông như chúng ta. Có nhiều cách để lách luật để các nhà quản lý tư lợi cho cá nhân làm tổn hại đén lợi ích cổ đông.
Đó là những lãnh đạo không chuyên tâm vào phát triển dự án, nghiên cứu sản xuất, quản trị công ty mà chỉ chú tâm vào mua bán cổ phiếu, quan tâm đến sự tăng giảm của cổ phiếu.
Hoặc tệ hơn là những lãnh đạo tạo ra các công ty sân sau để rút lợi nhuận về công ty con bằng những thủ thuật kế toàn.
Cách tốt nhất là nên tránh xa những doanh nghiệp có dàn lãnh đạo tư lợi như vậy có thể thông qua những tin đồn, lịch sử hoạt động của vị lãnh đạo đó, thường xuyên đi họp ĐHCĐ để đánh giá năng lực của họ…
Nói chung, mua cổ phiếu của những doanh nghiệp mà tại các cuộc gặp gỡ nhà đầu tư, ĐHCĐ mà khi được hỏi bất kỳ điều gì, lãnh đạo công ty cũng trả lời rất đầy đủ và hiểu biết sẽ khiến mình an tâm hơn nhiều.
Tiêu chí 10: Lãnh đạo công ty có luôn minh bạch với nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề.
Thông thường nhà quản lý sẽ không thoải mái khi phải báo cáo về những điều tồi tệ đang xảy ra trong công ty. Lẽ tất nhiên họ sẽ giữ im lặng vì một vài lý do quan trọng hoặc do không có kế hoạch chuẩn bị trước để đối phó với khó khăn bất ngờ.
Chính điều này gây ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.
Cách hành xử đó chứng tỏ bộ máy quản lý không có ý thức đầy đủ trách nhiệm với cổ đông. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhà đầu tư cũng cần được biết đến tình hình hoạt động kinh doanh thiết thực nhất để có gốc nhìn đầu tư hợp lý.
Vì thế với những lãnh đạo doanh nghiệp cố tính che giấu những điều xấu thì chúng ta nên xem xét bỏ qua công ty này. Mua cổ phiếu của những công ty này khả năng tiềm ẩn rủi ro và gây thiệt hại cho khoản đầu tư của bạn là rất cao.
Tiêu chí 11: Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không?
Đây là dòng máu của doanh nghiệp. Không có một công ty nào liên tục thành công vang dội trong thời gian dài nếu không thể phân tích mọi chi phí của mình một cách chi tiết, chính xác và đầy đủ.
Mặc dù việc kiểm soát hệ thống kế toàn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khoản đầu tư, nhưng nó thường xuyên hoạt động không hiệu quả khiến cho nhà đầu tư lâm vào tình trạng không thể nắm được tình hình tính toán chi phí về các hoạt động liên quan.
Với một công ty mà ban lãnh đạo hiểu rõ từng con số trong bảng báo cáo tài chính nói gì và am hiểu tường tận các loại chi phí, doanh thu trên mỗi sản phẩm cụ thể ra sao sẽ cho thấy năng lực quản lý cũng như khả năng triển khai, quản lý chi phí trong tương lai. Điều này mang lại hiệu quả tốt cho công ty.
Tiêu chí 12: Triển vọng ngắn hạn và dài hạn của công ty như thế nào?
Một số công ty sẽ hoạt động nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trước mắt. Trong khi đó, những công ty khác lại cắt bớt lợi nhuận trước mắt nhằm xây dựng lòng tin, do đó có thể thu được những khoản lợi nhuận lâu dài.
Mỗi chiến lược khác nhau sẽ cho ra kết quả hoàn toàn khác nhau. Nó phụ thuộc vào cách các bạn đầu tư, sử dụng dòng vốn của mình như thế nào cho phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại doanh nghiệp đang triển khai, phát triển thế nào trong ngắn hạn và dài hạn.
Sẽ còn rất nhiều tiêu chi khác nhau để xác định mua cổ phiếu. Không nhất thiết một công ty phải đáp ứng đủ 12 tiêu chí trên thì bạn mới đầu tư, vì để đạt 12 tiêu chí trên thì việc bạn tìm kiếm công ty như thế rất khó.
Chỉ cần đạt đủ những tiêu chí cơ bản mà bạn đánh giá nó là quan trọng là xương sống của doanh nghiệp là bạn có thể đầu tư được rồi.
Hy vọng 12 tiêu chí với cách giải thích đơn giản ngắn gọi bạn có thể có thêm nhiều dữ kiện bổ sung cho việc ra quyết định nên mua cổ phiếu nào đầu tư.
Chúc bạn đầu tư thành công !