Hướng dẫn cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân hay quản lý tiền bạc là một chuyện mà rất ít người dám thừa nhận và đối diện tình trạng rắc rối của bản thân và đi cố gắng đi tìm các giải pháp cho tình trạng đó.

Bởi vì nhiều người khá nhạy cảm về tiền: kiếm tiền, giữ tiền, tiêu tiền, đầu tư tiền sinh ra tiền, vân vân mây mây :))

Bạn có thể kiếm tháng 50 triệu hay 100 triệu đó là mức thu nhập rất tốt, chắc chắn bạn là một người rất giỏi.

Thế nhưng nhiều khi cuối tháng nhìn lại bạn giật mình ‘ủa mình không chi tiêu gì nhiều mà sao tiền đi đâu, why, why, why?”

Có khi nào bạn đặt câu hỏi vậy chưa?

Trước sự biến động nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỉ 21

  • Bạn có bao giờ chợt nhận ra mình không bắt kịp dòng chảy đầy biến động đó và cảm thấy mình nhỏ bé, tự ti thu mình lại.
  • Hoặc giả bị cuốn theo thói quen tiêu dùng một cách vô thức mà chỉ chợt nhận ra khi thẻ tín dụng của mình đã được sử dụng hết hạn mức, các khoản nợ xếp hàng đến kỳ thanh toán.
  • Hoặc một ngày đẹp trời bạn nhận ra rằng mình cố gắng đến mấy nhưng thu nhập vẫn thiếu hụt so với nhu cầu chi tiêu của mình trong cuộc sống hiện đại. 
Bạn nhận ra mình luôn ở trạng thái thiếu tiền dù kiếm nhiều do không biết quản lý tài chính cá nhân.

Có thể bạn là một người rất giỏi, kiếm được rất nhiều tiền trong chính lĩnh vực của bạn nhưng khi nói về tiền bạc chưa hẳn nhiều người biết cách giữ hầu bao mình thật tốt.


Kiếm tiền rất khó và để tiền tự sinh sôi nảy nở càng khó hơn nên bạn phải biết cách quản lý tài chính cá nhân giỏi như cách bạn kiếm tiền thì mình chắc chắn bạn sẽ sớm giàu có thịnh vượng và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Thời điểm đầu năm COVID đã cho chúng ta khá nhiều bài học phải nghiêm túc suy nghĩ về cách giữ tiền và đầu tư.

Khủng hoảng sẽ loại bỏ những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh kém bền vững, có bảng cân đối kế toán yếu và ban lãnh đạo thiếu năng lực. 

Điều tương tự cũng xảy với mỗi cá nhân chúng ta nếu bản thân bạn không có kế hoạch tài chính rõ ràng và không có đủ sức khỏe tài chính. 

Mình chắc là sẽ nhiều bạn còn lăn tăn đau đầu vì điều đó bởi chính bản thân mình đã từng kiếm được rất nhiều nhưng vì thiếu kiến thức quản lý tiền nên cứ bị thâm hụt miết.

Cho đến khi mình đã làm tốt cho bản thân và nhận thấy đây là vấn đề của hầu hết mọi người mà ít có ai chia sẻ hết và trả lời câu hỏi “Why?”

Mà mình sẽ giải đáp những điều này cho bạn trong bài viết hôm nay ^^

1. Xây dựng sức khỏe tài chính đơn giản ngay từ bây giờ

Xây dựng sức khỏe tài chính vững mạnh ngay từ bây giờ

Trước hết mình muốn các bạn tạm quên đi những khái niệm lý thuyết về quản lý tài chính là gì?

và làm thế nào mới có thể đầu tư tiền đẻ ra tiền để cùng đặt những viên gạch đầu tiên trên hành trình kiến tạo cuộc sống hạnh phúc của bạn nhé.

“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân” những điều vĩ đại thường được bắt đầu từ những việc nhỏ bé. 

Khoản tiền để bắt đầu xây dựng viên gạch tài chính chỉ cần là một phần nhỏ trong thu nhập của bạn, và nó sẽ càng đơn giản hơn khi chúng ta có ý thức xây dựng nó từ sớm nhờ,

 vận dụng được sức mạnh của lãi kép.

Sức mạnh của lãi kép

Trước tiên mình sẽ giúp các bạn thấy rõ sức mạnh của lãi kép – kỳ quan thứ 8 của thế giới và những sự thật với những con số hơi khô khan nhưng lại chứa đựng cả một gia tài, mà có lẽ nhiều người sẽ không để ý:

Trường hợp 1: Nếu bạn tiết kiệm 1 ly trà sữa size S giá 33k/ngày tức là ta sẽ tiết kiệm được => 1tr/tháng

✍ Với lãi suất 10%/ năm => sau 5 năm bạn đã có 77,171 triệu thay vì 60tr đó là sức mạnh của lãi kép

Trường hợp 2: Gấp đôi số tiền đó lên, tiết kiệm số tiền là 66k/ngày => 2tr/tháng với lãi suất 10%/năm

✍ Sau 5 năm => 60 tháng => bạn đã có 154,343tr thay vì 120tr mà chúng ta hay nghĩ

✍ sau 10 năm => 120 tháng => ta có là 402 triệu thay vì 240 triệu mà chưa tính lãi kép.

Đối với mình đang ở độ tuổi 26 với việc đơn giản chỉ tiết kiệm 66k/ngày thì sau 35 năm nữa nghỉ hưu thì số tiền mình tích sản được là 6,5 tỷ

Nghe có gì đó sai sai đúng không bạn…

Không đâu nè, bạn hoàn toàn bị bất ngờ bởi sự sức mạnh kinh khủng của lãi kép nếu không ai nói bạn điều này trước đây.

À mà chưa kể vài năm nữa khi bạn có thu nhập tốt hơn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn nữa, với sức mạnh của lãi kép, thì con số sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta và thậm chí là chúng ta có thể đạt được tự do tài chính ở tuổi đời còn trẻ.

Tự do tài chính- khao khát của tất cả mọi người, đặc biệt người trẻ như chúng ta càng phải biết càng sớm càng tốt nha.

8 lý do tại sao quản lý tài chính cá nhân là cực kỳ quan trọng mà bất ai cũng nên biết để không phải hối tiếc sau này.

2.Quản lý tài chính cá nhân bằng quỹ phòng vệ và quỹ tích sản

#Vậy quản lý tài chính bằng quỹ phòng vệ để làm gì?

Quỹ dự phòng tài chính

Như tên gọi của nó quỹ phòng vệ để dự phòng cho những trường hợp cấp bách không may xảy ra như thất nghiệp, giảm thu nhập, các vấn đề về sức khỏe, giảm sức lao động, bệnh tật hay tử vong… 

Vì lẽ đó quỹ phòng vệ sẽ gồm một khoản tiền linh động, đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn, thông thường số tiền đó sẽ tương đương khoảng 6 tháng chi phí sinh hoạt của bạn và gia đình.

Như đợt dịch COVID vừa rồi quỹ dự phòng chúng ta phải có ít nhất là bằng 6 tháng tiền lương mới đảm bảo khoản thời gian khó khăn đó.

 Rồi còn gì nữa??

Đó là một khoản bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế phù hợp với nhu cầu và thu nhập của bạn.

#Bảo hiểm nhân thọ- cách quản lý tài chính đơn giản ai cũng biết.

Các bạn đừng quên Bảo hiểm là khoản chi vô cùng cần thiết để có một quỹ dự phòng khi có rủi ro xảy ra, nếu có rủi ro về sức khỏe Bảo hiểm y tế sẽ đảm nhận vai trò hỗ trợ chi trả một phần nào hay toàn bộ chi phí chữa bệnh của bạn. 

Nhiều bạn hay quan niệm “Mình đang khỏe, không việc gì mua bảo hiểm sơm??”

Chà nghe căng à nha, vì còn khỏe nên chúng ta mới mua bảo hiểm càng sớm càng tốt đó.

Đó không chỉ là vì bạn mà còn gia đình bạn, những rủi ro ập tới không thể nào mình lường trước được.

Nếu bạn là trụ cột trong gia đình thì sao nào, nếu như đợt COVID rồi bạn bị thất nghiệp mà lại còn bị ốm bệnh thì ai sẽ lo cho con cái bạn đây.

Bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn hỗ trợ cho người thân của bạn trong trường hợp rủi ro nhất khi bạn mắc bệnh hiểm nghèo hay khi không còn nữa. 

Theo như danh mục quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất mà các công ty tư vấn tài chính, quản lý quỹ họ tư vấn thì số tiền chúng ta nên dành cho quỹ bảo hiểm khoảng 6 -10% thu nhập.

Rồi okie, tài khoản dự phòng lo cho chuyện cấp bách và quỹ bảo hiểm lo cho cả gia đình và chuyện bất ngờ xảy ra.

Rào hết mọi chuyện rồi, bây giờ còn thiếu một quỹ nữa là: 

#Quỹ tích sản là gì? Có cần thiết có không?

Thứ hai là quỹ tích sản, quỹ tích sản đầu tiên mà ai trong chúng ta cũng nên xây dựng trước hết đó là quỹ tích sản hưu trí. 

Tại sao lại cần tích sản hưu trí? 

Để làm rõ vấn đề này mình xin hỏi bạn thêm một câu hỏi nữa? 

Trước đây hồi còn nhỏ món quà vặt hay món đồ ăn sáng bạn thích nhất đó là gì, lúc đó nó có giá là bao nhiêu và hiện giờ giá của nó là bao nhiêu? 

Với Phương, mỗi sáng là mẹ cho 5k đủ để ăn một tô bánh canh cá lóc trước khi đi học và bây giờ sau khoảng 20 năm giá của tô bánh canh đã là 25-30k/ tô

Ví dụ vậy để thấy giờ giá cả đã tăng gấp 5 đến 6 lần do có lạm phát. 

Các bạn đã bao giờ nghĩ đến khi nghỉ hưu chúng ta sẽ cần chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng, và cần chuẩn bị như thế nào cho số tiền đó chưa?

Giả sử số tiền chi tiêu cơ bản của chúng ta hiện giờ là 7tr/tháng thì tới lúc chúng ta nghỉ hưu nếu tính theo tốc độ lạm phát trước kia số tiền chúng ta cần để chi tiêu mỗi tháng khi nghỉ hưu sau 20 năm nữa đó là khoảng 42-49tr/tháng.

Nghe cái này mới cảm thấy kinh hoàng nè y như phần lãi kép phía trên mình nói @@

Nếu tính tỷ lệ lạm phát là 4%/năm số tiền chúng ta cần để chi tiêu mỗi tháng sau 20 năm nữa là khoảng 22trđ/tháng nếu sau 30 năm là 32tr400đ/tháng. 

Vậy một năm chúng ta cần khoảng 300-500tr, và để duy trì cuộc sống 20 năm sau khi về hưu là khoảng 6 tỷ đến 10 tỷ. 

Bạn nghe không nhầm đâu, nếu còn nghi ngờ những con số mình nêu ở trên là bịa đặt thì bạn hoàn toàn có thể tính toán lại hoặc mình cho bạn xem 1 bài báo vậy nhé: 

Nguồn: dantri.vn

Đồng ý là chúng ta còn có bảo hiểm xã hội nhưng chỉ một nguồn thu nhập đó liệu có đủ không?

Nếu như bạn muốn có nhiều hơn một nguồn thu khi nghỉ hưu thì hãy tận dụng sức mạnh của lãi kép để bắt đầu chuẩn bị cho quỹ hưu trí từ những khoản tiền nhỏ trước. 

Số tiền phân bổ vào quỹ hưu trí được khuyến nghị khoảng 10-15% thu nhập của bạn, tùy theo mục tiêu về số tiền bạn cần dành dụm khi nghỉ hưu và thời gian nghỉ hưu. 

Nghe thấy giang nan quá các bạn nhỉ..

Yên tâm đi nào, nếu bạn đã đọc tới đây mình tin là bạn sẽ thấy mọi thứ nó đơn giản hơn khi ta đã có những hiểu biết rõ hơn về tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân rồi hen.

Sau khi đã có đủ 2 quỹ Phòng vệ và Hưu trí trong tay, bạn đã tự tin hơn về sức khỏe tài chính của mình chưa? 

Phần tiền còn lại chúng ta hãy tiếp tục lên kế hoạch để thực hiện những mục tiêu khác như đầu tư tiền đẻ ra tiền tiếp hoặc các chi tiêu hợp lý như mua nhà, dành tiền cho con đi học…

 và an tâm vì mình đã có nền móng cơ bản để thực hiện hoài bão kinh doanh hay đầu tư nhé. 

Như vậy đừng chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu cùng chúng tôi xây dựng Sức khỏe tài chính ngay hôm nay nào.

3. Tổng kết cách quản lý tài chính cá nhân

Thật khó để tạo ra sự giàu có. Việc quản lý tài chính cá nhân và duy trì sự giàu có là khó khăn hơn.

Đây là lý do tại sao cần phải tích hợp kiến ​​thức và kỹ năng tài chính cá nhân cho mình càng sớm càng tốt.

Có một số thói quen và lựa chọn có thể giúp bạn tạo, quản lý và tăng sự giàu có trong một thời gian dài. 

Kỹ năng từ các chuyên gia tài chính và kiến ​​thức được giảng dạy trong các khóa học về tài chính thường là bước đệm để thành công và ổn định tài chính.

Nếu bạn có thể quản lý thành công tài sản cá nhân của mình, bạn có thể giúp đỡ người thân yêu của mình, bao gồm cả con cái của bạn để có được cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng hơn

Bằng cách này, bạn có thể sớm giàu có về tiền bạc, sức khỏe và niềm vui vì khi bạn làm tốt bạn hoàn toàn có thể chia sẻ cho những người khác đang gặp vấn đề về quản lý tài chính cá nhân chưa hiệu quả.

Việc giúp đỡ cho mình và cho người khác mình tin là bạn sẽ nhận được nhiều giá trị hơn nữa trong cuộc sống.
Hãy làm điều tốt đẹp nhất của chính bản thân mình và người khác và hãy chia sẻ thông điệp này đến với những người bạn thân yêu nhé.

Picture of Kelly Pham
Kelly Pham
Với sứ mệnh giúp cho tất cả mọi người đều có thể dễ dàng đầu tư gia tăng tài sản bằng những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực chiến của một người đam mê đầu tư.
Bài Viết Liên Quan
Blog
Kelly Pham
STB- Tái định giá nhờ giai đoạn tái cấu trúc sắp hoàn tất

STB là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Được thành lập từ năm 1991, Sacombank (STB) là một trong những ngân hàng tư nhân đầu tiên được thành lập tại TP.HCM. Năm 2006, STB là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Hơn nữa, trong thời gian này, STB đã vươn lên nằm trong top 2 ngân hàng có quy mô lớn nhất trong số các ngân hàng tư nhân. Tổng quan về STB STB sắp hoàn tất giai đoạn tái cơ cấu STB là một trong những ngân hàng thương

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
SZC- CÁC MẢNG KINH DOANH CHÍNH DẪN DẮT TĂNG TRƯỞNG

SZC là thành viên của Tổng Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp (SNZ) – một trong những nhà phát triển BĐS KCN tiên phong tại Việt Nam với hơn 30 năm kinh nghiệm. SZC được thành lập năm 2007 nhằm phát triển dự án KCN đô thị & sân gôn Châu Đức với tổng diện tích hơn 2.287ha. Năm 2018, SZC chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), tính đến hết Q2/24, BR-VT có 13 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích cho thuê

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
7 trích dẫn đầu tư hay nhất mọi thời đại của Ngài Warren Buffet

Có một sự thật rằng: khi tôi nói về tiền bạc và đầu tư, không nhiều người sẽ quay lại và lắng nghe tôi. Nhưng khi một nhà đầu tư vĩ đại như Warren Buffett nói, mọi lời của ông đều được giải mã. Mỗi câu nói về đầu tư của Warren Buffett đều được xem xét kỹ lưỡng để tìm kiếm manh mối. Mọi người không chỉ lắng nghe Warren Buffett mà còn rao giảng ông như thần tượng đầu tư của họ. Mọi người tuân theo các nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett như một cuốn kinh

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Phân biệt cổ phiếu Blue chip và cổ phiếu penny

Đầu tư vào thị trường chứng khoán có thể là một khoản đầu tư có lợi nhuận vì nó mang lại nhiều cơ hội để gia tăng tài sản. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ cách thức đầu tư giữa cổ phiếu blue chip và cổ phiếu penny. Hiểu được sự khác biệt chính giữa hai loại hình đầu tư này là điều cần thiết để chọn đúng cổ phiếu. 1. Định nghĩa cổ phiếu blue chip Cổ phiếu blue chip là cổ phiếu của các công ty lâu đời có lịch sử hoạt động đáng

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Mua cổ phiếu hưởng cổ tức trước ngày chi trả có phải là chiến lược hay?

Các nhà đầu tư thường tìm kiếm các chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận một cách chắc chắn từ cổ phiếu. Cách tiếp cận phổ biến là mua cổ phiếu hưởng cổ tức ngay trước ngày chi trả. Chiến thuật này, được gọi là “chiến lược săn cổ tức”, bao gồm việc mua cổ phiếu ngay trước ngày giao dịch không hưởng quyền. Chiến thuật này được thực hiện để nhận được cổ tức đã công bố, sau đó bán chúng ngay sau đó. Mặc dù nghe có vẻ là một cách dễ dàng để kiếm thêm thu

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
VHC- Kỳ vọng tăng trưởng trở lại từ Q4/2023

VHC- Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra ở thị trường trong nước và quốc tế. VHC có những catalyst nào xứng đáng để đầu tư trong 2 quý cuối năm thì trong bài phân tích ngắn hôm nay mình sẽ cùng điểm qua một số thông tin cơ bản sau 1. Cập nhật KQKD 6T2023 của VHC thấp do khó khăn tiếp tục kéo dài Doanh thu thuần (DTT) của VHC giảm 34% so với cùng kỳ (svck) xuống 4.945 tỷ đồng trong 6T23 do 1) nhu

Xem Thêm
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN MỚI NHẤT

Email của bạn được bao mật 100%

error: Content is protected !!