Trong nhiều năm qua, cổ phiếu VHC là 1 trong số rất ít cổ phiếu thủy sản mà team đầu tư của Phương bắt đầu quan tâm trong nửa cuối năm 2020 vì lợi thế cạnh tranh khá đặc biệt của mình.
Ngành thủy sản- cá tra là một trong những ngành khá khó để phân tích và định giá cũng như chịu nhiều tác động từ thị trường, các Hiệp định thương mại. Vậy thì trong thời điểm hiện tại tác động của Dịch Covid thì Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) có cơ hội đầu tư nào không? CHúng ta sẽ cùng phân tích kỹ.
1. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA KHÓ PHỤC HỒI HẬU COVID-19
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 khó khăn do nhu cầu toàn thị trường suy yếu.
Dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng kể từ ngày 31/12/2019 và nhanh chóng trở
thành một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử. Kim ngạch xuất khẩu cá tra được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm nay, tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 đã giảm 29,8% so với cùng kỳ xuống còn 612,3 triệu USD.
Giá trị xuất khẩu của VHC sang các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Mỹ và EU cũng lần lượt giảm 15,5% svck, 24,4% svck và 36,6% svck. Do đó, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của VHC giảm 14,4% svck, trong khi lợi nhuận ròng giảm mạnh 49,5% svck.
Giá cá tra duy trì ở mức thấp trong năm 2020
Tính đến tháng 8 năm 2020, trung bình giá xuất khẩu cá tra đạt 2,7 USD/kg, có xu hướng giảm dần kể từ tháng 1 năm 2019 do tình trạng dư cung, trong khi cầu suy giảm. Năm 2018, xuất khẩu ngành cá tra đột biến tăng 26,5% so với cùng kỳ đạt 2,26 tỷ USD nhờ (1) Mỹ áp thuế chống bán phá giá thấp đối với sản phẩm cá tra Việt Nam và (2) chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tạo cơ hội cho VHC chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, nông dân Việt Nam tập trung nuôi nhiều cá nguyên liệu, khiến giá cá tra đầu vào sụt giảm. Năm 2019, nông dân báo lỗ 2.000 – 3.000 đồng/kg cá tra, và hiện người nuôi lỗ 3.000 – 5.000 đồng/kg cá tra.
Ngoài ra, sản lượng xuất khẩu sụt giảm cũng kéo giá thị trường xuống thấp. Các doanh nghiệp sản xuất cá tra phải gánh chịu tác động kép từ dịch COVID-19 và nguồn cung dư thừa, dẫn đến giá cá tra bị ảnh hưởng tiêu cực. Chúng tôi cho rằng tình trạng dư cung sẽ vẫn tiếp diễn, trong khi giá xuất khẩu có thể phục hồi nhẹ trong nửa cuối năm 2021. Trong năm 2021, giá cá nguyên liệu có khả năng sẽ giữ ở mức giá hiện tại, trong khi giá cá tra xuất khẩu tăng 3,4% so với cùng kỳ từ 3,0 USD lên 3,1 USD/kg.
2. BỨC TRANH TƯƠI SÁNG HƠN CHO NĂM 2021
VHC là một trong những doanh nghiệp hưởng nhiều lợi ích nhất từ hiệp định EVFTA.
Sau một thập kỷ đầy nỗ lực, Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – EU (EVFTA), chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020. Cụ thể , thuế nhập khẩu cá tra vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm từ 5,5% xuống 0% trong vòng 3 năm đối với loại cá tra nguyên liệu và từ 7% xuống 0% trong vòng 7 năm đối với loại cá tra đã qua chế biến. Ngay sau khi EVFTA được ký kết, các lô hàng thủy sản của Việt Nam sang EU đã tăng khoảng 10% hàng tháng trong tháng 8, phản ánh tác động ngay lập tức của hiệp định này. Tuy nhiên, EU có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm thủy sản, tạo lợi thế cạnh tranh cho Vĩnh Hoàn.
Kể từ năm 2005, VHC đã đạt được nhiều tiêu chuẩn chứng nhận, bao gồm ISO 9001: 2000, IFS, GLOBALG.A.P, ASC, v.v., chứng tỏ vị thế và sự vượt trội của mình so với các công ty cùng ngành.
Giá trị cá tra xuất khẩu sang EU của VHC tăng 61,5% svck nhưng doanh thu
xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm 48,4% svck quý 2 năm 2020 do nhu cầu tiêu thụ cá trắng tại Mỹ giảm. Do đó, VHC đã nhanh chóng tham gia vào thị trường xuất khẩu cá tra sang Châu Âu với mức thuế quan thấp, bù đắp sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ. Hơn nữa, triển vọng về đại dịch COVID-19 năm 2021 tại EU được đánh giá là tốt hơn Hoa Kỳ, dự báo sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2021. Việc mới gia nhập thâm nhập sẽ là một thách thức đối với thị trường tiềm năng này, chúng tôi kỳ vọng giá trị xuất khẩu của VHC sang EU năm 2021 sẽ tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu đối với các sản phẩm cá tra của Hoa Kỳ sẽ phục hồi vào năm 2021 do nguồn cung cá trắng của Trung Quốc ở mức thấp.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ tiếp tục gặp khó khăn từ chiến tranh thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn COVID-19. Hơn nữa, Trung Quốc đã phải chống lại tình trạng lũ lụt nghiêm trọng kể từ đầu tháng 6 năm 2020. Tác động kép từ cả COVID-19 và thiên tai dẫn đến việc nguồn cung thực phẩm suy giảm, do đó Trung Quốc sẽ ưu tiên nhu cầu lương thực trong
nước, đặc biệt là thủy sản và nông sản, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm cá,
trong đó có cá thịt trắng. Chúng tôi tin rằng cá tra của Việt Nam sẽ giành thêm thị phần cá thịt trắng tại thị trường Mỹ, do đó chúng tôi dự báo sản lượng xuất khẩu của VHC sang Hoa Kỳ sẽ tăng 8% trong năm 2021 do lợi thế so với đối thủ cạnh tranh và nguồn cầu dần hồi phục.
Nhu cầu các sản phẩm cá tra tại Trung Quốc có thể phục hồi năm 2021
Theo VASEP, trong 8T20, tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Trung Quốc – Hồng Kông đạt 271 triệu USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do: (1) tác động của COVID-19 khiến nhu cầu suy yếu và (2) tin đồn thủy sản nhập khẩu có thể lây nhiễm vi rút Sars-cov-2 đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng giá trị xuất khẩu của VHC sang Trung Quốc sẽ giảm 28,3% svck trong năm 2020, mạnh hơn mức giảm trung bình của ngành là 15,5% svck.
Chúng tôi ước tính xuất khẩu cá tra của VHC sang Trung Quốc sẽ tăng 10%
svck trong năm 2021 nhờ nhu cầu cá tra của Trung Quốc được dự báo tăng trở lại nhờ ngăn chặn dịch bệnh thành công và tình trạng thiếu hụt thủy sản của nước này do thiên tai vẫn tiếp diễn.
Dự kiến mảng collagen & gelatin (C&G) tiếp tục tăng trưởng, đóng góp
14% vào doanh thu năm 2021.
Doanh thu mảng C&G của VHC tăng 24% svck trong nửa đầu năm do mảng
này đã đạt được điểm hòa vốn, mang về lợi nhuận cho VHC. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm mảng C&G tăng từ 46% trong năm 2019 lên 49%.
Hiện nay, VHC xuất khẩu C&G tới cho các nhà sản xuất bao bì thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm tại các thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Theo Grand View Research, thị trường collagen toàn cầu trị giá 4,562 tỷ USD năm 2019 và dự báo tăng trưởng kép đạt 5,9% trong giai đoạn 2020-2027. Đây là thị trường với nhiều dư địa tăng trưởng và khả năng sinh lời nhờ vào xu hướng ngày càng quan tâm tới sức khỏe của người tiêu dùng trên toàn cầu.
Chúng tôi kỳ vọng hoạt động kinh doanh C&G của VHC tiếp tục phát triển tốt trong những năm tới. Ngoài ra, công ty đặt mục tiêu gia tăng công suất sản xuất C&G từ 2.000 tấn/năm lên 3.500 tấn/năm bắt đầu từ tháng 10/2020. Do đó, doanh thu C&G năm 2021 dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh 62,8% svck nhờ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm C&G tăng.
3. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VHC
Chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 29,2% nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu cá tra kể từ năm 2021. Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền 5 năm và P/E 6,7x trên EPS năm 2021. Chúng tôi đánh giá khả quan cho cổ phiếu VHC, với tỷ suất cổ tức năm 2021 đạt 4,7%. Rủi ro giảm giá bao gồm (1) tác động của COVID-19 kéo dài và (2) những thay đổi bất lợi về quy định tại thị trường xuất khẩu đích.
Nhìn vào bảng so sánh các công ty cùng ngành với VHC cho thấy VHC đang bị định giá rẻ khi P/E chỉ có 7.7 thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các chỉ số tăng trưởng và tỷ suất sinh lợi trên vốn như ROE, ROA đều tốt hơn so với mọi doanh nghiệp khác.
Phân tích kỹ thuật
Có 2 vùng giá để mua với giá hợp lý là:
Vùng 1 (dãy màu vàng): 44- 44.5
Vùng 2 (vùng giá an toàn hơn là vùng dãy mùa trắng): 40-41
TỔNG KẾT
-Triển vọng thị trường cá tra và sản phẩm liên quan có xu hướng tăng nhờ nhu cầu hồi phục tại Châu Âu trong khi nguồn cung của đối thủ cạnh tranh bị hạn chế.
-Kỳ vọng lợi nhuận đạt tốc độ tăng trưởng kép 40% trong giai đoạn 2020 – 2022, nhờ động lực từ hiệp định EVFTA.
-Đánh giá Khả quan với giá mục tiêu 51.800 đồng/cp.
Nguồn Research: VNDIRECT