“Lãi suất tăng cao” có lẽ là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên các trong báo mạng trong thời gian gần đây. Khi lãi suất liên tục tăng mạnh và nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người dân.
Bây giờ, vào những ngày cuối năm 2022, tất cả mọi người đều nhắc đến vấn đề lãi suất tăng. Với nhiều người lãi suất tăng khiến họ vui mừng vì gửi tiết kiệm được lãi suất cao hơn nhưng số khác lại gặp nhiều rắc rối khi phải trả chi phí lãi cao hơn bình thường.
Tỷ lệ cao hơn có thể ảnh hưởng đến bạn khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn. Có một số tác động chính cần xem xét đối với người gửi tiết kiệm và người đi vay và vị thế của một doanh nghiệp. Chúng ta hãy nhìn nó từ cả ba khía cạnh.
1. Lãi suất tăng tác động đến người tiết kiệm như thế nào?
Đối với những người tiết kiệm, lãi suất cao hơn có thể là một xu hướng được hoan nghênh vì một số lý do.
# Kiếm nhiều tiền hơn từ tài khoản tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi (CD)
Thông thường, khi Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất huy động, các ngân hàng thương mại sẽ tăng lợi suất mà họ cung cấp trên các tài khoản tiết kiệm ngắn hạn và các Chứng chỉ tiền gửi (CD) khác nhau .
Đáng chú ý, không phải tất cả các ngân hàng đều phản ứng giống nhau trước những thay đổi lãi suất, một số ngân hàng vẫn giữ mức lãi suất tăng theo yêu cầu của NHNN nhưng một số ngân hàng khác bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút tiền về ngân hàng.
Lãi suất tại các ngân hàng thương mại này tăng mạnh nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên gửi tất cả tiền của mình vào đó.
Câu chuyện về ngân hàng SCB làm rúng động nền kinh tế vì liên quan đến tư vấn, phát hành Trái phiếu sai quy định đã làm cho rất nhiều nhà đầu tư mất tiền và dẫn đến nhiều nhà đầu tư thiếu thông tin đã tranh giành nhau rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn tại SCB và nhiều vấn đề đến giờ vẫn khá phức tạp.
Câu chuyện của SCB sẽ không liên quan gì đến những người gửi tiết kiệm thế nhưng đâu đó cũng tạo tâm lý lo lắng của nhiều người về hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng.
Vì thế tốt nhất nên chia tiền gửi tại 2-3 ngân hàng khác nhau để dự phòng rủi ro có biến cố xảy ra với một ngân hàng nào đó tương tự như SCB thời gian vừa qua.
Mặc dù lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong suốt năm, cho phép bạn kiếm được nhiều hơn một chút từ tiền mặt của mình, nhưng lãi suất có thể không vượt quá 15%. Khoản lợi nhuận chênh lệch đó có thể sẽ không bù đắp được mức lạm phát mà bạn đang gặp phải về giá thực phẩm và khí đốt. Và nó chưa chắc đã làm cho bạn trở nên giàu có. Do đó, những loại tài khoản này được sử dụng tốt nhất để dự phòng.
Đọc thêm: Cách lập ngân hàng quản lý tiền với quy tắc 50/20/10/10
# Dự trữ tiền mặt sẵn sàng để gom mua tài sản giá rẻ
Khi lãi suất tăng cao đồng nghĩa nền kinh tế đang ở trong giai đoạn suy thoái vì phải chóng lại lạm phát tăng cao sau quá trình bơm tiền hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ Đại dịch Covid diễn ra 2020-2021.
Hệ lụy là trong 2 năm qua tiền đổ vào nền kinh tế quá nhiều nhưng không chạy vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tạo ra của cải mà lại đổ vào các kênh đầu cơ cao như chứng khoán, coin hay bất động sản.
Giá trị các bất động sản tăng gấp 4,5 lần chỉ sau 2 năm hay như thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ tạo ra nhiều đợt tăng giá ảo.
Và khi lãi suất tăng lên đồng nghĩa NHNN đang thu tiền về, thị trường tài chính sụp đổ, dòng tiền cạn kiệt dẫn đến nhiều loại tài sản bị giải chấp, bán rẻ vì người mua không đủ khả năng trả lãi vay do lãi suất tăng cao.
Chính vì thế rất nhiều tài sản (bất động sản, cổ phiếu, xe cộ…) đang giảm giá rất mạnh.
Thì với những người đang gửi tiết kiệm trong ngân hàng thì đây là một cơ hội cực kỳ to lớn để có thể gom mua những tài sản dưới giá trị với chi phí thấp.
Việc của họ chỉ là ngồi và chờ đợi nền kinh tế hồi phục trở lại và thu được phần thưởng nhờ giá trị của các tài sản quay về giá trị thật.
2. Lãi suất tăng cao hơn ảnh hưởng đến người vay như thế nào?
Lãi suất cao hơn làm cho tiền vay đắt hơn. Nếu bạn đã chốt lãi suất thấp hơn vào đầu năm (hoặc thậm chí một vài năm trước), thì bạn có thể đang ở một trạng thái tốt để so sánh – ít nhất là trong một thời gian.
# Chi phí đi vay tăng lên đối với các khoản thế chấp.
Trong thời gian xảy ra đại dịch, các ngân hàng cho vay đã nới lỏng các tiêu chuẩn của họ trong khi lãi suất ở mức thấp. Nhiều nhà đầu tư đã chớp lấy cơ hội vay với lãi suất thấp để đi đầu tư sinh lợi cao hơn hoặc vay mua nhà (thường các ngân hàng cho vay tối đa 70-80% giá trị căn nhà).
Bây giờ lãi suất thế chấp đang tăng lên 2-3% và dự kiến còn tăng thêm khi bước sang 2023 thế thì những người vay giờ phải gồng lãi nhiều hơn. Nếu tình trạng lãi suất tăng kéo dài thì những người đi vay sẽ gặp tình trạng vô cùng khó khăn thậm chí có thể bán cắt lỗ các tài sản đã mua để không bị áp lực lãi vay.
# Lãi suất tăng là cơ hội hedging cho những người có tầm nhìn xa
Với nhiều người đi vay lãi suất tăng là một điều tồi tệ với họ, thế nhưng có một số người am hiểu về vĩ mô nền kinh tế. HỌ nhìn thấy những dấu hiệu cho thấy thời gian tới lãi suất bắt buộc phải tăng lên do tỷ giá đang neo cao trong khi dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt dần, FED tăng dần lãi suất lên gần 4% và dự kiến đến tận 5% vào 2023 thì bắt buộc Việt Nam sẽ phải phản ứng theo thị trường, không thể chóng lại.
Với những người đầu tư chuyên nghiệp họ sẽ cầm cố tài sản để vay trước khi NHNN tăng lãi suất và thỏa thuận với ngân hàng một mức lãi suất cố định đủ thấp trong 2-3 năm, mặc dù họ không nhất thiết cần tiền.
Và bây giờ khi lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đang tăng lên mạnh cao hơn cả lãi suất tiền gửi thì họ bắt đầu mang số tiền đi vay với lãi suất X đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng với lãi suất Y và Y>X
Mục đích của những người này không chỉ là hedging mà còn là chờ đợi cơ hội đi gom tài sản giá rẻ y như cách của trường hợp người gửi tiết kiệm ngân hàng.
# Số dư thẻ tín dụng đắt hơn.
Sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng là một xu hướng lớn trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều người thích xài trước trả sau. Đối với những người vẫn đang vật lộn với khoản nợ thẻ tín dụng, thời gian có thể trở nên khó khăn hơn. Khi lãi suất tăng, các công ty thẻ tín dụng thường tính phí cao hơn đối với người tiêu dùng có số dư vượt quá hạn thanh toán.
Đây là một mẹo: Nếu bạn thấy lãi suất bạn đang bị tính phí tăng lên đáng kể, hãy gọi cho công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn để thử và thương lượng một mức lãi suất thấp hơn.
# Các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể bị chèn ép.
Đại dịch đã làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới. Các doanh nhân đang tìm cách phát triển dự án kinh doanh của họ có thể sẽ phải đối mặt với việc vốn tài trợ đắt đỏ hơn. Lãi suất vay cao hơn sẽ là gánh nặng đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ vì lương tăng đã là một vấn đề lớn. Nếu bạn đang vận hành một doanh nghiệp mới hãy dành thời gian xem xét các nhu cầu vay vốn trong tương lai của bạn.
# Các doanh nghiệp lớn bị cạn thanh khoản và tăng chi phí vốn cao
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn sử dụng vốn vay để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình dưới dạng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn ngân hàng hoặc các khoản trái phiếu.
Khi lãi suất tăng các chi phí này sẽ tăng lên đáng kể và ăn mòn vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nền kinh tế suy thoái, mọi thứ trở nên khó khăn hơn thì rõ ràng các doanh nghiệp dù lớn cũng bị ảnh hưởng vì thế lãi suất tăng cao là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gặp vấn đề trong ngắn hạn.
Nhưng nó lại là điểm lợi dành cho những doanh nghiệp tích trữ tiền mặt cao, không vay nợ thì đây là những doanh nghiệp sẽ vượt qua được khủng hoảng một cách dễ dàng hơn cũng như sẽ có được lợi nhuận tài chính từ lãi gửi tiết kiệm ngân hàng.
Kết luận
Xu hướng lãi suất cao hơn có những điểm cộng và điểm hạn chế của nó. Đối với những người tiết kiệm và những người hedging lợi suất thị trường tăng dần là một sự thay đổi đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, đối với những người đi vay, bây giờ là lúc để xem xét lại kế hoạch của bạn để giải quyết khoản nợ hiện tại và nhận khoản nợ mới.