Cách đọc nến Nhật đơn giản nhất dành cho người mới

Có rất nhiều cách khác nhau để đọc đồ thị giá chứng khoán và trong số đó, đồ thị nến Nhật (Candlestick chart) là một trong những công cụ “cơ bản” nhất giúp chúng ta hiểu được “ngôn ngữ” mà thị trường đang truyền đạt.

Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn hiểu được tất cả những gì cơ bản nhất về đồ thị nến Nhật.

Table of Contents

Đồ thị nến Nhật là gì ?

Đồ thị nến Nhật được phát triển bởi một nhà đầu tư người Nhật tên là Munehisa Homma trong khoảng thời gian từ những năm 1700. Trong suốt hơn 300 năm sau đó, dạng đồ thị này được du nhập đến Âu Châu bởi Steve Nison trong cuốn sách của ông tên là: “Japanese Candlestick Charting Techniques”.

Bây giờ, nó đã phổ biến trên toàn thế giới và là công cụ đắc lực đối với bất kì một nhà đầu tư nào.

do-thi-nen-nhat-phuonginvestor
Đồ thị nến nhật

Cấu tạo của một thanh nến Nhật

Có 4 thông tin quan trọng được thể hiện trong một thanh nến

  • Open – Giá mở cửa
  • High – Mức giá cao nhất trong một khoản thời gian cụ thể
  • Low – Mức giá thấp nhất trong một khoản thời gian cụ thể
  • Close – Giá đóng cửa
cach-doc-nen-nhat-phuonginvestor

Đối với nến tăng, giá mở cửa luôn luôn thấp hơn giá đóng cửa. Thường được thể hiện qua thân nến màu xanh

Đối với nến giảm, giá mở cửa luôn luôn cao hơn giá đóng cửa. Thường được thể hiện qua thân nến màu đỏ

1. Thân nến (Body)

Khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa gọi là thân nến.

Thân nến càng lớn là sự thể hiện rằng hoạt động mua-bán đang càng nghiêng về bên mua hoặc đang càng nghiên về bên bán.

Tại một vài thời điểm, việc xuất hiện của một nến Nhật thân lớn (Marubozu) có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng nghiêng mạnh về một hướng.

Dạng nến marubozu kiểu như thế này thường sẽ có nhiều ý nghĩa tại thời điểm break-out – tức là thị trường đang nỗ lực phá vỡ những vùng cản tâm lý để tiếp tục xu hướng vốn có của nó.

Trong hình dưới, bạn có thể thấy các nến thân lớn xuất hiện đâm xuyên qua các vùng cản tâm lý thể hiện bằng màu xanh dương.

nen-nhat-breakout-phuonginvestor

Ngược lại, thân nến càng nhỏ càng thể hiện rằng hoạt động giao dịch ít sôi động hơn. Hay nói cách khác là khó xác định bên mua hay bán đang chiếm ưu thế.

Nếu dạng nến kiểu này xuất hiện trọng một xu hướng (Có thể là xu hướng chính hoặc xu hướng điều chỉnh) thì đó là dấu hiệu để chúng ta cần nghiêm túc đặt câu hỏi: “Liệu rằng xu hướng có dừng/tạm dừng ở đây không?”

Trong một số trường hợp, đây có thể là một dạng tín hiệu đảo chiều.

nen-pinbar-phuonginvestor

Trên đây là một số ví dụ giải thích ý nghĩa của thân nến. Nhưng sẽ hoàn toàn sai lầm nếu bạn chỉ đưa ra quyết định mua bán dựa vào những điều trên.

Dù là nến thân lớn hay nến thân nhỏ thì trên đây cũng chỉ là một số ví dụ đặc thù. Sẽ còn nhiều trường hợp mà dữ liệu về thân nến có thể cho phép chúng ta hiểu theo các nghĩa khác.

2. Biên độ nến (Range)

Khoảng cách giữa mức giá cao – thấp gọi là biên độ nến. Khoảng cách này càng lớn thể hiện mức biến động càng cao. Điều này có thể là do hoạt động giao dịch sôi động hơn bình thường.

Với kinh nghiệm của mình, “biên độ hẹp” của các mẫu hình nến mang nhiều ý nghĩa hơn trong quá trình đưa ra quyết định. Bởi vì đó là tín hiệu của một sự tích luỹ nào đó.

Sự tích luỹ càng hẹp thì khả năng đi thị trường đi càng xa sau khi break-out.

Nến / cụm nến có biên độ giao động hẹp là dấu hiệu tiếp diễn / đảo chiều xu hướng đáng tin tưởng.

3. Bóng nến (Wick)

Một nến Nhật sẽ gồm 2 bóng nến trên – dưới thể hiện các ý nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào độ dài của bóng nến.

Bóng nến trên thể hiện cho một lực bán xuống trong quá trình hình thành thanh nến. Bóng nến trên càng dài, cho thấy lực bán càng mạnh bên trong nội tại của thanh nến đó.

Ngược lại, bóng nến dưới thể hiện cho một lực mua lên trong quá trình hình thành thanh nến. Bóng nến dưới càng dài, lực mua càng mạnh.

bong-nen-wick-phuonginvestor

Mẫu hình nến đảo chiều tăng

Bên cạnh đọc hiểu ý nghĩa của một thanh nến thì việc xem xét một cụm nến cũng mang nhiều ý nghĩa quá trình phân tích. Và dưới đây là các mẫu hình đảo chiều kinh điển thường xuất hiện trên thị trường.

Mẫu hình nến đảo chiều tăng cho chúng ta biết rằng những người mua đang kiểm soát thị trường trong khoảng thời gian đó.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ mua ngay lập tức khi phát hiện ra những mô hình như vậy. Bởi vì, đọc hiểu trạng thái thị trường và quyết định giao dịch là 2 việc hoàn toàn khác nhau.

Sau đây là 5 mẫu hình nến Nhật tăng giá bạn nên biết:

  • Hammer (Búa)
  • Bullish Engulfing Pattern (Bao phủ tăng)
  • Piercing Pattern (Xuyên phá tăng)
  • Tweezer Bottom (Con xoay)
  • Morning Star (Sao ban mai)

1. Hammer (Búa)

nen-bua-hammer-candlestick

Hammer là một mẫu hình nến tăng giá. Nó thể hiện sự từ chối mạnh mẽ của phe mua khi giá giảm trong quá trình hình thành thanh nến.

Một số điểm cần lưu ý khi xác định nến Hammer:

  • Bóng nến phía trên rất nhỏ. Nếu bóng nến này quá dài, nó thể hiện rằng có một lực bán tồn tại bên trong khoảng thời gian hình thành nến. Đó là một điểm trừ.
  • Độ dài bóng nến dưới lớn hơn chiều dài thân nến
  • Là một nến tăng

Một số lưu ý khi sử dụng mẫu hình Hammer

Chỉ với việc một hammer xuất hiện sẽ không hề đảm bảo cho việc xu hướng sẽ đảo chiều ngay lập tức.

Bạn sẽ phải xác nhận nhiều thông tin hơn nữa để gia tăng xác xuất chiến thắng, và tôi sẽ nói về nó sâu hơn về sau.

Bullish Engulfing pattern (Mô hình bao phủ tăng)

Bullish engulfing pattern là một mô hình kết hợp 2 nến biểu thị dấu hiệu đảo chiều tăng.

Đây là cách nhận biết:

  • Cây nến đầu tiên phải là một nến giảm mạnh
  • Cây nến thứ 2 đảo chiều tăng
  • Thân nến thứ 2 đóng cửa tạo ra vùng thân nến bao phủ hoàn toàn cây nến thứ 1

Ý nghĩa của một bộ “Bullish engulfing pattern”:

  • Trong thời gian tạo nên cây nến thứ 1, những người BÁN hoàn toàn kiểm soát thị trường – thể hiện qua một cây nến giảm mạnh.
  • Ở cây nến thứ 2, một lượng lớn người MUA bước vào thị trường để mua lên với mục tiêu áp đảo phe bán.

Ngắn gọn, mô hình “Bullish engulfing pattern” nói với bạn rằng phe MUA đã áp đảo phe BÁN và đang kiểm soát thị trường trong khoản thời gian đó.

Nâng cao hơn một tí, “Bullish engulfing pattern” có thể là hình thái của mô hình giá “Hammer” ở khung thời gian nhỏ hơn.

Nếu bạn không chắc về điều này, hãy xem video bên dưới:

Video

3. Piercing pattern (Mô hình xuyên phá)

Piercing pattern là một mô hình kết hợp 2 nến biểu thị dấu hiệu đảo chiều tăng.

Đây là cách nhận biết:

  • Cây nến đầu tiên phải là một nến giảm mạnh
  • Cây nến thứ 2 đảo chiều tăng
  • Thân nến thứ 2 đóng cửa cao hơn ½ thân nến của nến giảm trước đó

Ý nghĩa của một bộ “Piercing pattern”:

  • Trong thời gian tạo nên cây nến thứ 1, những người BÁN kiểm soát thị trường – thể hiện qua một cây nến giảm mạnh.
  • Ở cây nến thứ 2, một lượng lớn người MUA bước vào thị trường để nỗ lực đóng nến ở mức giá cao (> ½ thân nến giảm trước).

Một cách logic, mô hình “Bullish engulfing pattern” thể hiện mức độ mạnh mẽ của phe MUA lớn hơn so với “Piercing pattern”

Cũng cần lưu ý, “Piercing pattern” có thể là hình thái của “Hammer” ở khung thời gian nhỏ hơn.

4. Tweezer bottom (Mô hình đáy nhíp)

Mẫu hình tăng giá Tweezer Bottom xảy ra trong xu hướng giảm giá báo hiệu sự kết thúc xu hướng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Cây nến thứ 1 là một nến giảm. Có bóng nến dài bên dưới.
  • Nến thứ 2 giảm về lại vùng thấp nhất trước đó. Nhưng sau đó đóng cửa tạo thành một nến tăng.

Ý nghĩa của mô hình “Tweezer bottom”:

  • Ở cây nến đầu tiên, phe BÁN đẩy giá giảm xuống đến vùng mà phe MUA muốn mua lên.
  • Ở cây nến thứ 2, phe bán một lần nữa đẩy giá xuống thấp nhưng thất bại. Cuối cùng kết thúc với sự “lật kèo” của phe MUA.

Tóm lại, “Tweezer bottom” nói với bạn rằng thị trường đang gặp khó khăn khi giao dịch ở vùng giá thấp, và cuối cùng kết thúc với ưu thế thuộc về phe MUA.

5. Morning Star (Mô hình sao ban mai)

Morning star là một mô hình kết hợp 3 nến báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng giảm

Dấu hiệu nhận biết:

  • Nến đầu tiên là một thanh giảm
  • Nến thứ 2 là một thanh không thể hiện rõ xu hướng
  • Nến thứ 3 tăng mạnh, đóng cửa cao hơn 50% thân nến thứ 1

Và, đây là ý nghĩa của bộ morning star:

  • Phe bán hoàn toàn kiểm soát thế cục ở thanh nến thứ 1
  • Nến thứ 2 thể hiện sự không chắc chắn và sự vô định về quyết định của thị trường là nên đi về đâu
  • Nến thứ 3 cho thấy phe MUA đã lật ngược thế cờ và đấy giá lên để đóng cửa tại mức giá trên cao

Chung quy lại, “morning star” là bằng chứng cho việc phe BÁN đã kiệt sức và chốt lại với chiến thắng thuộc về phe MUA.

Cách tìm ra những mô hình đảo chiều TĂNG có xác xuất đúng cao

Tuyệt vời,

Tới đây nghĩa là bạn đã học xong các mô hình nến Nhật đảo chiều TĂNG rồi.

Giờ hãy cùng đi đến bước tiếp theo để học cách xác định những mô hình trên trong đồ thị thực tế.

Nhắc lại:

Bạn chắc chắc không nên giao dịch thực tế chỉ với các mô hình đảo chiều trên, nó mang tính định hướng/phân tích chứ chưa thể được gọi là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh.
Vậy, đây sẽ là một trong những cách có thể giúp bạn:

  1. Nếu thị trường đang di chuyển trong một xu hướng tăng, hãy chờ nó điều chỉnh về những vùng giá HỖ TRỢ.

Xem thêm: Hỗ trợ/Kháng cự và cấu trúc đồ thị

  1. Hãy cố gắng chờ đợi và xác định những mô hình đảo chiều TĂNG tại giá hỗ trợ. Những set-up như vậy sẽ giúp tăng xác xuất chính xác cho một giao dịch

Dưới đây là những ví dụ thực tế:

Bullish Engulfing Pattern

Đường màu xám: Hỗ trợ – Vùng giá mà những người tham gia thị trường có xu hướng mua lên.

Piercing Pattern

Morning star

Đường màu xám: Hỗ trợ – Vùng giá mà những người tham gia thị trường có xu hướng mua lên

Chú ý: Phương pháp xác định mô hình nến Nhật đảo chiều tăng này không phải “chén thánh của độc cô cầu bại” nên, sai là chuyện bình thường.

Hãy cố gắng kết hợp thật sâu sắc kiến thức về Kháng cự/Hỗ trợ và cấu trúc đồ thị tại đây để tiếp tục gia tăng xác xuất chiến thắng của mình.

Những mô hình nến Nhật đảo chiều GIẢM

Mô hình nến Nhật đảo chiều giảm báo hiệu cho chúng ta biết phe BÁN đang trong trạng thái kiểm soát thị trường.

Cũng giống như những mô hình nào khác, bạn không nên cài đặt tư duy cứng nhắc là phải MUA hay BÁN khi những mô hình này xảy ra.

Nó không phải là “chén thánh”.

Thay vì đó, nên tập luyện tư duy kết hợp những mô hình nến ở trên với những phương pháp cốt lõi khác gồm Hỗ trợ/Kháng cự và Cấu trúc đồ thị.

Bạn sẽ tìm ra được những hệ thống có xác xuất thắng cao.

Yead…

Có 5 mô hình nến Nhật đảo chiều giảm, bạn nên biết:

  • Shooting Star
  • Bearish Engulfing Pattern
  • Dark Cloud Cover
  • Tweezer Top
  • Evening Star

Để tôi giải thích nhiều hơn cho bạn…

SHOOTING STAR (Mô hình SAO BĂNG)

Shooting là mô hình 1 nến là dấu hiệu của sự đảo chiều từ tăng sang giảm, hay nói cách khác phe BÁN đang mạnh lên

Cách nhận dạng:

  • Bóng nến dưới rất ngắn hoặc gần như không có
  • Giá đóng cửa thấp hơn mở cửa và tạo ra thân nến cáo chiều dài ít nhất ¼ biên độ nến (tức giá High-Low)
  • Bóng nến phía trên dài ít nhất gấp từ 2 đến 3 lần thân nến

Ý nghĩa ẩn đằng sau mô hình shooting star:

  • Khi thị trường mở cửa, phe MUA nắm kiểm soát và đẩy giá lên cao.
  • Ở đỉnh điểm, phe BÁN xông vào và nhanh chóng đẩy giá xuống thấp hơn
  • Lức BÁN mạnh hơn làm nến đóng cửa ở giá thấp tạo thành một nến giảm

Tóm lại, một Shooting Star là dấu hiệu của sự yếu đi ở động lực mua thể hiện sự từ chối khi giá tăng cao hơn.

Cần đặc biệt lưu ý:

Chỉ với việc một Shooting Star xuất hiện sẽ không hề đảm bảo cho việc xu hướng sẽ đảo chiều ngay lập tức.

Bạn sẽ phải xác nhận nhiều thông tin hơn nữa để gia tăng xác xuất chiến thắng, và tôi sẽ nói về nó sâu hơn về sau.

BEARISH ENGULFING PATTERN (Mô hình BAO PHỦ giảm)

Bearish engulfing pattern là một mô hình kết hợp 2 nến biểu thị dấu hiệu đảo chiều từ tăng giảm

Đây là cách nhận biết:

  • Cây nến đầu tiên phải là một nến tăng mạnh
  • Cây nến thứ 2 đảo chiều giảm
  • Thân nến thứ 2 đóng cửa tạo ra vùng thân nến bao phủ hoàn toàn cây nến thứ 1 theo chiều giảm

Ý nghĩa của một bộ “Bearish engulfing pattern”:

  • Trong thời gian tạo nên cây nến thứ 1, những người MUA hoàn toàn kiểm soát thị trường – thể hiện qua một cây nến tăng mạnh.
  • Ở cây nến thứ 2, một lượng lớn người BÁN bước vào thị trường để mua lên với mục tiêu áp đảo phe mua.

Ngắn gọn, mô hình “Bearish engulfing pattern” nói với bạn rằng phe BÁN đã áp đảo phe MUA và đang kiểm soát thị trường trong khoản thời gian đó.

Nâng cao hơn một tí, “Bearish engulfing pattern” có thể là hình thái của mô hình giá “Shooting Star” ở khung thời gian nhỏ hơn.

Nếu bạn không chắc về điều này, hãy xem video bên dưới:

Video

DARK CLOUD COVER (Mô hình MÂY ĐÊN CHE PHỦ)

Dark Cloud Cover là một mô hình kết hợp 2 nến biểu thị dấu hiệu đảo chiều giảm.

Đây là cách nhận biết:

  • Cây nến đầu tiên phải là một nến tăng mạnh
  • Cây nến thứ 2 đảo chiều, đóng cửa là nến giảm
  • Thân nến thứ 2 đóng cửa tạo thân nến dài hơn ½ thân nến của nến giảm trước đó

Ý nghĩa của một bộ “Dark Cloud Cover”:

  • Trong thời gian tạo nên cây nến thứ 1, những người MUA kiểm soát thị trường – thể hiện qua một cây nến tăng mạnh.
  • Ở cây nến thứ 2, một lượng lớn người BÁN bước vào thị trường để nỗ lực đóng nến ở mức giá thấp hơn (> ½ thân nến giảm trước).

Một cách logic, mô hình “Bearish engulfing pattern” thể hiện mức độ mạnh mẽ của phe BÁN lớn hơn so với “Dark CLoud Cover”

Cũng cần lưu ý, “Dark Cloud Cover” có thể là hình thái của “Shooting Star” ở khung thời gian nhỏ hơn.

TWEEZER TOP (Mô hình ĐỈNH NHÍP)

Mẫu hình tăng giá Tweezer Top xảy ra trong xu hướng tăng giá báo hiệu sự kết thúc xu hướng tăng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Cây nến thứ 1 là một nến tăng. Có bóng nến dài phía trên.
  • Nến thứ 2 tăng lên lại vùng cao nhất trước đó. Nhưng sau đó đóng cửa tạo thành một nến giảm.

Ý nghĩa của mô hình “Tweezer Top”:

  • Ở cây nến đầu tiên, phe MUA đẩy giá giảm lên đến vùng mà phe BÁN muốn bán xuống.
  • Ở cây nến thứ 2, phe mua một lần nữa đẩy giá lên trên nhưng thất bại. Cuối cùng kết thúc với sự “lật kèo” của phe BÁN.

Tóm lại, “Tweezer top” nói với bạn rằng thị trường đang gặp khó khăn khi nỗ lực giao dịch ở vùng giá cao, và cuối cùng kết thúc với ưu thế thuộc về phe BÁN.

EVENING STAR (Mô hình SAO ĐÊM)

Evening star là một mô hình kết hợp 3 nến báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng tăng

Dấu hiệu nhận biết:

  • Nến đầu tiên là một thanh tăng
  • Nến thứ 2 là một thanh không thể hiện rõ xu hướng
  • Nến thứ 3 giảm mạnh, đóng cửa thấp hơn 50% so với giá mở cửa ở nến thứ 1

Và, đây là ý nghĩa của bộ Evening Star:

  • Phe MUA hoàn toàn kiểm soát thế cục ở thanh nến thứ 1
  • Nến thứ 2 thể hiện sự không chắc chắn và sự vô định về quyết định của thị trường là nên đi về đâu
  • Nến thứ 3 cho thấy phe BÁN đã lật ngược thế cờ và đấy giá xuống để đóng cửa tại mức giá thấp.

Chung quy lại, “Evening Star” là bằng chứng cho việc phe MUA đã kiệt sức và chốt lại với chiến thắng thuộc về phe BÁN.

Cách tìm ra những mô hình đảo chiều GIẢM có xác xuất đúng cao

Tuyệt vời,

Tới đây nghĩa là bạn đã học xong các mô hình nến Nhật đảo chiều GIẢM rồi.

Giờ hãy cùng đi đến bước tiếp theo để học cách xác định những mô hình trên trong đồ thị thực tế.

Nhắc lại:

Bạn chắc chắc không nên giao dịch thực tế chỉ với các mô hình đảo chiều trên, nó mang tính định hướng/phân tích chứ chưa thể được gọi là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh.
Vậy, đây sẽ là một trong những cách có thể giúp bạn:

  1. Nếu thị trường đang di chuyển trong một xu hướng giảm, hãy chờ nó phục hồi về những vùng giá KHÁNG CỰ.

Xem thêm: Hỗ trợ/Kháng cự và cấu trúc đồ thị

  1. Hãy cố gắng chờ đợi và xác định những mô hình đảo chiều GIẢM tại giá kháng cự. Những set-up như vậy sẽ giúp tăng xác xuất chính xác cho một giao dịch

Dưới đây là những ví dụ thực tế:

Bearish Engulfing Pattern

Đường màu xám: Kháng cự – Vùng giá mà những người tham gia thị trường có xu hướng BÁN xuống.

Dark Cloud Cover

Đường màu xám: Kháng cự – Vùng giá mà những người tham gia thị trường có xu hướng BÁN xuống.

Shooting Star

Đường màu xám: Kháng cự – Vùng giá mà những người tham gia thị trường có xu hướng BÁN xuống.

Những mô hình nến Nhật không rõ xu hướng

Những mô hình nến Nhật không rõ xu hướng là kết quả được thể hiện của sự “Bất phân thắng bại” giữ phe MUA và phe BÁN.

Và…

Trong đó bao gồm 2 mô hình nến mà bạn nên biết:

  • Spinning top
  • Doji

Để tôi tiếp tục giải thích:

SPINNING TOP (Mô hình CON XOAY)

Spinning top là một mô hình 1 nến báo hiệu sự cạnh tranh giành quyền kiểm soát giữa bên MUA và bên BÁN

Cách nhận biết:

  • Nến có cả 2 bóng trên và dưới dài, đặc biệt là thường dài ngang nhau
  • Thân nến Spinning top rất nhỏ

Ý nghĩa ẩn đằng sau của Spinning top:

  • Khi thị trường mở cửa, cả người mua và người bán tích cực cố gắng giành quyền kiểm soát (dẫn đến bóng trên và bóng dưới xuất hiện)
  • Vào cuối phiên, cả hai phe đều không ai chiếm được ưu thế (Thân nến nhỏ là kết quả trên mô hình giá)

Tóm lại, Spinning top (Con xoay) cho thấy sự biến động giằng co trên thị trường nhưng không rõ ràng phe chiến thắng.

Nôm na, nó giống như đồ chơi bạn đã từng nghịch khi còn trẻ.

Tiếp tục…

DOJI

Doji thể hiện sự do dự trên thị trường khi cả phe MUA và BÁN ở trạng thái cân bằng.

Dưới đây là cách nhận ra nó:

  • Nến có giá mở cửa và đóng cửa nằm ở khoảng giữa phạm vi High – Low
  • Bóng nến trên và dưới Không quá sâu và có cùng độ dài

Mặc dù Doji là một mô hình nến do dự, nó có các biến thể khác với gần cùng một ý nghĩa.

Đó là:

  1. Dragon Fly
  2. Gravestone

Tôi sẽ giải thích như thế này:

Dragon Fly Doji (Doji rồng bay)

Không giống như Doji thông thường có giá mở và đóng cửa gần giữa phạm vi High – Low, Dragonfly Doji có giá mở và đóng cửa gần mức cao nhất của phạm vi High – Low.

Bóng dưới dài.

Điều này cho bạn biết có sự từ chối khi  giá được giao dịch thấp hơn. Nói cách khác, áp lực MUA tăng lên và đã đẩy thị trường lên cao hơn so với giá mở cửa.

Gravestone Doji (Doji bia mộ)

Ngược lại với Dragon Fly, Doji bia mộ có giá mở và đóng cửa gần mức thấp nhất của phạm vi High – Low.

Điều này cho bạn biết có sự từ chối khi giá được giao dịch cao hơn. Ap lực bán gia tăng và đã đẩy thị trường xuống thấp hơn so với giá mở cửa.

Tiếp tục…

Những mô hình nến Nhật tiếp diễn xu hướng

Các mô hình nến tiếp diễn xu hướng cho thấy rằng thị trường có khả năng tiếp tục giao dịch theo cùng xu hướng trước đó

Và nếu bạn là một nhà giao dịch theo xu hướng, thì các mẫu hình nến này thể hiện một số cơ hội có thể xem xét.

Vì vậy, đây là 4 mẫu hình tiếp diễn bạn nên biết:

  • Rising Three Method
  • Falling Three Method
  • Bullish Harami
  • Bearish Harami

Như thế này…

RISING THREE METHOD (Phương pháp 3 tăng)

“3 tăng” là một mô hình tổ hợp 5 nến tiếp tục xu hướng tăng báo hiệu thị trường có khả năng được giao dịch ở giá cao hơn.

Dưới đây là cách nhận dạng:

  • Nến đầu tiên là nến tăng lớn
  • Nến thứ hai, thứ ba và thứ tư có biên độ High – Low và thân nến nhỏ hơn
  • Nến thứ năm là nến TĂNG có thân lớn đóng cửa trên mức cao nhất của nến đầu tiên

Và đây là ý nghĩa của Phương pháp ba tăng…

  • Ở cây nến đầu tiên, nó cho thấy người mua đang kiểm soát khi kết quả đóng phiên mạnh mẽ ở mức cao
  • Ở nến thứ hai, thứ ba và thứ tư, người mua đang chốt lời dẫn đến một sự suy giảm nhẹ. Tuy nhiên, đó không phải là hiện tượng bán tháo mạnh vì có những người mua mới nhập cuộc ở những mức giá này. 
  • Ở cây nến thứ năm, bên mua giành lại quyền kiểm soát và đẩy giá lên mức cao mới

Lưu ý: Nếu bạn đã quen thuộc với biểu đồ nến phương Tây, bạn sẽ nhận ra mẫu hình tiếp diễn Cờ tăngThree Method khá giống nhau.

FALLING THREE METHOD (Phương pháp 3 giảm)

Phương pháp ba giảm là một mô hình tiếp tục xu hướng giảm báo hiệu thị trường có khả năng được giao dịch ở mức giá thấp hơn.

Dưới đây là cách nhận ra nó:

  • Cây nến đầu tiên là nến giảm giá mạnh, thân nến giảm lớn
  • Nến thứ hai, thứ ba và thứ tư có phạm vi và thân nến nhỏ hơn, bóng nến nhỏ
  • Nến thứ năm là một cây nến GIẢM thân lớn đóng cửa dưới mức thấp nhất của cây nến đầu tiên

Và đây là ý nghĩa của Phương pháp ba giảm…

  • Ở cây nến đầu tiên, nó cho thấy người bán đang chiếm ưu thế khi họ đóng phiên ở mức giá thấp
  • Ở nến thứ hai, thứ ba và thứ tư, người bán đang chốt lời dẫn đến giá được giao dịch cao dần. Tuy nhiên, đó không phải là một đợt tăng mạnh vì có những người bán mới nhập cuộc ở những mức giá này
  • Ở cây nến thứ năm, bên BÁN giành lại quyền kiểm soát và đẩy giá xuống mức thấp mới

Kế tiếp…

BULLISH HARAMI  (Mô hình MẸ CON – tăng)

Thỏa thuận với nhau một xíu nhé,

Hầu hết các trang web hoặc sách giao dịch sẽ cho bạn biết rằng mô hình Bullish Harami là mô hình đáng tin tưởng cho một cơ hội mua trong một xu hướng giảm

Nhưng tôi không thể đồng ý.

Đây là một trong trường hợp bạn phải sử dụng logic thông thường để biết cái gì đúng và cái gì sai.

Hãy nghĩ về điều này:

Xu hướng giảm được tạo ra bằng sự tạo kiến tạo của vài trăm cây nến giảm, vậy nếu chỉ một mô hình Bullish Harami xuất hiện có thể đảo chiều xu hướng đó?

Dường như không có khả năng. (Trừ một vài trường hợp mà mô hình Bullish Harami đó được tạo thành có tác động mạnh của yếu tố cơ bản, tôi sẽ giải thích cho bạn sau)

Thay vào đó, Bullish Harami hoạt động tốt nhất trong bối cảnh tiếp diễn xu hướng tăng. Nó báo hiệu rằng người MUA đang “tạm nghỉ” và giá có khả năng giao dịch cao hơn.

Tiếp tục…

Đây là cách giúp bạn nhận ra một Bullish Harami:

  • Cây nến đầu tiên tăng giá và lớn hơn cây nến thứ hai
  • Cây nến thứ hai có thân và phạm vi nhỏ (nó có thể tăng hoặc giảm)

Và đây là ý nghĩa của mô hình Bullish Harami:

  • Ở cây nến đầu tiên, nó cho thấy áp lực mua mạnh khi cây nến đóng cửa ở mức cao, thân nến dài.
  • Ở cây nến thứ hai, nó thể hiện sự do dự khi cả áp lực mua và bán không rõ ràng. Có thể là do các nhà giao dịch Mua chốt lời và các nhà giao dịch mới tham gia.

Lưu ý: Bạn có thể coi Bullish Harami như một mô hình Inside Bar. Chúng có nghĩa giống nhau và có thể được giao dịch trong một bối cảnh tương tự.

BEARISH HARAMI  (Mô hình MẸ CON – giảm)

Bearish Harami hoạt động tốt nhất như một mô hình tiếp diễn của xu hướng giảm. Nó báo hiệu rằng người BÁN đang “nghỉ ngơi” và giá sẽ có khả năng được giao dịch thấp hơn nữa.

Đây là cách bạn nhận ra một Harami đẹp:

  • Nến đầu tiên giảm và có thân lớn hơn nến thứ hai
  • Cây nến thứ hai có thân và phạm vi nhỏ (nó có thể tăng hoặc giảm)

Ý nghĩa của Bearish Harami:

  • Ở cây nến đầu tiên, nó cho thấy áp lực bán mạnh khi cây nến đóng cửa rất thấp tạo một thân nến dài.
  • Ở cây nến thứ hai, nó thể hiện sự do dự khi cả áp lực mua và bán không rõ ràng. Có thể đấy là do các nhà giao dịch chốt lời và các nhà giao dịch mới tham gia tiếp tục bán khống)

Cách tìm ra những mô hình nến Nhật tiếp diễn xu hướng có xác xuất đúng cao

Cố gắng một xíu nữa thôi,

Bạn đã biết các mẫu hình nến tiếp diễn xu hướng là gì và nó trông như thế nào.

Bây giờ, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách xác định các thiết lập giao dịch xác suất cao với các mẫu hình này.

Đây là cách thực hiện, cho lệnh MUA

  • Nếu thị trường nằm trong một phạm vi, hãy đợi nó bứt phá ra khỏi Vùng kháng cự.
  • Nếu thị trường vượt ra khỏi ngưỡng Kháng cự, hãy đợi nó hình thành mẫu hình tiếp diễn (như Phương pháp ba tăng hoặc Harami tăng)
  • Nếu thị trường hình thành mô hình nến tiếp diễn, thì khả năng lớn nó sẽ tiếp tục phá vỡ mức cao mới.

Tương tự cho cơ hội BÁN, bạn thử tự suy luận xem nhé.

Rising Three Method (Mô hình 3 tăng)

Bullish Harami (Mô hình Mẹ Con – tăng)

Đây là công cụ mạnh mẽ, phải không nào?

Tuyệt vời!

Tiếp tục nhé…

Mẹo đọc hiểu nến Nhật mà không cần phải ghi nhớ các mẫu hình phức tạp

Có thể bạn đang tự hỏi:

“Thật mệt mỏi !”

“Có quá nhiều mẫu hình nến. Làm thế nào để tôi nhớ tất cả chúng?”

Tôi khẳng định, bạn không cần phải làm như thế.

Trước tiên, bạn có thể xem video này:

Như tôi nói ở trên, bạn có thể đọc bất kỳ mô hình nến nào như một người chuyên nghiệp chỉ với 3 phương pháp dưới đây.

Đây là những gì bạn phải biết…

  1. Màu sắc của thân nến cho bạn biết ai là người kiểm soát
  2. Bóng nến thể hiện biên độ biến động trong 1 khoảng thời gian và sự từ chối giá. 
  3. Tỷ lệ thân nến so với bóng nến sẽ cho bạn biết “toàn bộ câu chuyện”

Hãy để tôi giải thích…

#1 Màu sắc của thân nến cho bạn biết ai là người kiểm soát

Không cần phải quá xuất sắc để hiểu những điều này.

Khi bạn thấy một cây nến đóng cửa trên mức mở cửa, nó cho bạn biết người mua đang nắm quyền kiểm soát trong giây lát và đó là lý do tại sao thị trường đóng cửa cao hơn.

Và khi bạn thấy một cây nến đóng cửa dưới mức mở cửa, nó cho bạn biết người bán đang ở kiểm soát trong giây lát và đó là lý do tại sao thị trường đóng cửa thấp hơn.

Kế tiếp…

#2 Bóng nến thể hiện biên độ biến động trong 1 khoảng thời gian và sự từ chối giá. 

Vấn đề là như thế này:

Nếu bạn thấy được bóng trên dài, nó cho thấy thị trường đang từ chối mạnh mẽ các mức giá cao hơn. Và nếu bạn nhận được bóng dưới dài, nó cho thấy thị trường đang từ chối mạnh mẽ các mức giá thấp hơn.

Nhưng nếu bóng nến ngắn thì sao?

Rất có thể, nó có nghĩa là sự từ chối giá yếu.

Có lý phải không?

#3 Tỷ lệ thân nến so với bóng nến sẽ cho bạn biết “toàn bộ câu chuyện”

Bây giờ, tôi phải nói thế này,

Bạn không nên chỉ chú ý đến phần thân (hoặc chỉ cái bóng) vì nó chỉ là một phần của câu chuyện.

Bạn phải kết hợp cả hai để có được bức tranh hoàn chỉnh.

Nó giống như trong một phiên tòa, một thẩm phán phải lắng nghe cả nguyên đơn và bị đơn trước khi ông ta đưa ra phán quyết.

Dưới đây là một vài ví dụ …

Giá đóng cửa tăng mạnh và sự từ chối giá yếu ?

Điều này cho bạn biết rằng người MUA đang nắm quyền kiểm soát vì áp lực bán (tức sự từ chối giá trên cao) là yếu.

Giá đóng cửa tăng yếu và sự từ chối giá mạnh ?

Ở hình trên, người bán nắm quyền kiểm soát vì họ đã đảo ngược hầu hết các mức tăng trước đó (thể hiện ở độ dài của bóng nến). Vì vậy, mặc dù đó là một cây nến tăng, nhưng bức tranh tổng thể vẫn là giảm giá trong giây lát.

Điều này thực sự có ý nghĩa đấy nhé.

Bây giờ bạn đã có những gì cần thiết để đọc bất kỳ mô hình nến nào mà không cần ghi nhớ tất cả những cái tên phức tạp như trên.

Vậy tiếp theo là gì?

Bạn vừa mới biết rằng các mẫu hình nến cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về thị trường (như ai nắm quyền kiểm soát, ai thua cuộc, giá bị từ chối ở đâu, v.v.).

Tuy nhiên, bạn không muốn giao dịch riêng lẻ các mẫu hình nến vì chúng không cung cấp một lợi thế trên thị trường.

Thay vào đó, hãy sử dụng chúng làm công cụ để “xác nhận” thành kiến ​​của bạn để có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn mục nhập & lối thoát.

Bây giờ … đã đến lúc áp dụng những kỹ thuật này vào thực tế.

Picture of Kelly Pham
Kelly Pham
Với sứ mệnh giúp cho tất cả mọi người đều có thể dễ dàng đầu tư gia tăng tài sản bằng những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực chiến của một người đam mê đầu tư.
Bài Viết Liên Quan
Blog
Kelly Pham
STB- Tái định giá nhờ giai đoạn tái cấu trúc sắp hoàn tất

STB là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Được thành lập từ năm 1991, Sacombank (STB) là một trong những ngân hàng tư nhân đầu tiên được thành lập tại TP.HCM. Năm 2006, STB là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Hơn nữa, trong thời gian này, STB đã vươn lên nằm trong top 2 ngân hàng có quy mô lớn nhất trong số các ngân hàng tư nhân. Tổng quan về STB STB sắp hoàn tất giai đoạn tái cơ cấu STB là một trong những ngân hàng thương

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
SZC- CÁC MẢNG KINH DOANH CHÍNH DẪN DẮT TĂNG TRƯỞNG

SZC là thành viên của Tổng Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp (SNZ) – một trong những nhà phát triển BĐS KCN tiên phong tại Việt Nam với hơn 30 năm kinh nghiệm. SZC được thành lập năm 2007 nhằm phát triển dự án KCN đô thị & sân gôn Châu Đức với tổng diện tích hơn 2.287ha. Năm 2018, SZC chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), tính đến hết Q2/24, BR-VT có 13 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích cho thuê

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
7 trích dẫn đầu tư hay nhất mọi thời đại của Ngài Warren Buffet

Có một sự thật rằng: khi tôi nói về tiền bạc và đầu tư, không nhiều người sẽ quay lại và lắng nghe tôi. Nhưng khi một nhà đầu tư vĩ đại như Warren Buffett nói, mọi lời của ông đều được giải mã. Mỗi câu nói về đầu tư của Warren Buffett đều được xem xét kỹ lưỡng để tìm kiếm manh mối. Mọi người không chỉ lắng nghe Warren Buffett mà còn rao giảng ông như thần tượng đầu tư của họ. Mọi người tuân theo các nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett như một cuốn kinh

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Phân biệt cổ phiếu Blue chip và cổ phiếu penny

Đầu tư vào thị trường chứng khoán có thể là một khoản đầu tư có lợi nhuận vì nó mang lại nhiều cơ hội để gia tăng tài sản. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ cách thức đầu tư giữa cổ phiếu blue chip và cổ phiếu penny. Hiểu được sự khác biệt chính giữa hai loại hình đầu tư này là điều cần thiết để chọn đúng cổ phiếu. 1. Định nghĩa cổ phiếu blue chip Cổ phiếu blue chip là cổ phiếu của các công ty lâu đời có lịch sử hoạt động đáng

Xem Thêm
Đầu Tư Chứng Khoán
Kelly Pham
Mua cổ phiếu hưởng cổ tức trước ngày chi trả có phải là chiến lược hay?

Các nhà đầu tư thường tìm kiếm các chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận một cách chắc chắn từ cổ phiếu. Cách tiếp cận phổ biến là mua cổ phiếu hưởng cổ tức ngay trước ngày chi trả. Chiến thuật này, được gọi là “chiến lược săn cổ tức”, bao gồm việc mua cổ phiếu ngay trước ngày giao dịch không hưởng quyền. Chiến thuật này được thực hiện để nhận được cổ tức đã công bố, sau đó bán chúng ngay sau đó. Mặc dù nghe có vẻ là một cách dễ dàng để kiếm thêm thu

Xem Thêm
Danh Mục Đầu Tư
Kelly Pham
VHC- Kỳ vọng tăng trưởng trở lại từ Q4/2023

VHC- Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra ở thị trường trong nước và quốc tế. VHC có những catalyst nào xứng đáng để đầu tư trong 2 quý cuối năm thì trong bài phân tích ngắn hôm nay mình sẽ cùng điểm qua một số thông tin cơ bản sau 1. Cập nhật KQKD 6T2023 của VHC thấp do khó khăn tiếp tục kéo dài Doanh thu thuần (DTT) của VHC giảm 34% so với cùng kỳ (svck) xuống 4.945 tỷ đồng trong 6T23 do 1) nhu

Xem Thêm
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN MỚI NHẤT

Email của bạn được bao mật 100%

error: Content is protected !!