Thị trường chứng khoán là thị trường của kỳ vọng và tập hợp tâm lý của tất cả mọi nhà đầu tư để hình thành nên một biểu đồ gọi là “Biểu đồ tâm lý giao dịch chứng khoán”
Khi bạn tham gia cuộc thi hát, nhảy hay bộ môn thể thao nào đó bạn có bị cảm xúc trước, trong và sau khi cuộc thi đấu kết thúc không? Chắc chắn ít nhiều gì cũng có. Thì trong đầu tư chứng khoán cũng vậy…
Cảm xúc của các nhà đầu tư di chuyển theo chu kỳ từ sợ hãi đến nghi ngờ rồi tham lam và quay trở lại- lịch sử bao đời nay luôn là như vậy.
Hai câu hỏi rõ ràng cần đặt ra là “Chúng ta đang ở đâu trong chu kỳ?” và “Làm cách nào để kiếm tiền từ nó?”
Đối với bài đăng này, chúng ta sẽ thực hiện với một số hình ảnh được đơn giản để dễ hình dung về các cung bậc tâm lý giao dịch của nhà đầu tư nhé!
Đồ thị 15 bậc cảm xúc của nhà đầu tư
Lợi ích chính của việc thấu hiểu cảm xúc để đầu tư là để kiếm được tiền và bảo vệ tiền của mình trên thị trường.
Một khi bạn hiểu cách tâm lý thị trường vận hành – và mức độ ảnh hưởng đến bản thân bạn – thì điều đó sẽ giúp bạn bám sát kế hoạch của mình để kiếm tiền/ tránh né rủi ro trên thị trường chứng khoán.
Đây là biểu đồ cực kỳ quen thuộc của dân chứng khoán, thật ra nó đúng với mọi loại thị trường đầu tư khi mà bản chất thị trường vận động dựa trên tâm lý “tham lam và nỗi sợ hãi” của con người.
Không ai miễn nhiễm với chu kỳ của sợ hãi và tham lam. Ngay cả những nhà đầu tư vĩ đại nhất cũng có thể bị cuốn trôi đi nếu để cảm xúc chen ngang.
ĐỒ thị này tồn tại hằng trăm năm và luôn đúng vì bản chất bạn thấy các chu kỳ khủng hoảng xảy ra theo những cách khác nhau nhưng lại giống nhau về mặt tâm lý.
Nguyên nhân hình thành nên tâm lý giao dịch.
- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm là lý do chính dẫn đến những thất bại và tâm lý trong giao dịch. Đó là khi bạn không hiểu tại sao mua/ bán cổ phiếu A, cổ phiếu B nên không hiểu được lí do tại sao thắng thua.
- Đánh giá thấp rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư khiến cho bạn bị tâm lý khi biến cố xảy ra và hành xử theo cảm tính bởi tất cả đều nằm ngoài kế hoạch của bạn.
- Đầu tư theo đám đông: Nhiều bạn lang thang trên nhiều diễn đàn, các room tư vấn và mua bán theo sự hô hào của đám đông mà không có bất kì sự phân tích nào.
- FOMO (Fear Of Missing Opportunity): Sợ bỏ lỡ cơ hội mua cổ phiếu mà người khác mách rằng nó sẽ tăng 50%,100% khiến bạn tiếc nuối khi cổ phiếu đã chạy được 30% hay 50% và quyết định mua ngay đỉnh.
Phân tích chi tiết từng giai đoạn tâm lý giao dịch
Okie chúng ta bắt đầu bước vào thị trường với một tâm lý lạc quan mong muốn kiếm được nhiều tiền trên thị trường chứng khoán nào.
1. Lạc quan: Chúng ta nhìn một thị trường đầy triển vọng với tương lai tích cực, lúc này bạn quyết định mua 1 cổ phiếu với một số vốn nhỏ để test trước.
2. Niềm tin: Sau khi mua cổ phiếu cho lợi nhuận khá nhanh ngay sau đó, thị trường ngày càng tăng tốt hơn, tin tức về chứng khoán ngày một nhiều hơn trên media. Các khoản đầu tư dần dần lời nhiều hơn và bạn quyết định bỏ thêm tiền vào để mua cổ phiếu với một niềm tin rằng thị trường còn tốt và sẽ giúp bạn nhanh chóng nhân đôi số tiền.
3.Cảm xúc: Đây là thời điểm nhà đầu tư với những khoản lời lớn, tin tưởng rằng mình là nhà đầu tư thông minh, tự tin với các quyết định đầu tư và luôn cho mình thông minh. Lúc này nếu có ai đó nói rằng cổ phiếu đang giữ thực tế không tốt, bạn sẽ gồng lên bảo vệ quan điểm, thậm chí mua nhiều hơn. Trên media (facebook, zalo) đầy rẫy các nhà đầu tư bắt đầu khoe lời, mỗi ngày đều có lời.
4.Hưng phấn – Thỏa mãn: Khi mà nhà đầu tư cứ mua là thắng, mua là lời và hầu hết sẽ quên đi rủi ro và cảm xúc hưng phấn rằng thị trường sẽ còn tăng tiếp, cổ phiếu phải tăng 50% nữa mới chịu bán. Trên thị trường đầy rẫy các chuyên gia, ngay cả bạn cũng đi dạy lại người khác, tư vấn người khác mua cổ phiếu và đảm bảo sẽ thắng. Nhà nhà người người chỉ nói về cổ phiếu thì xin thua quá trình chết chóc bắt đầu tư đây. Đỉnh của rủi ro là ở giai đoạn này.
5.Lo lắng: Thị trường đi ngược lại suy nghĩ chủ quan của bạn và bạn vẫn tin rằng đây chỉ là điều chỉnh bình thường. Với suy nghĩ thị trường còn tăng tiếp, các khoản lợi nhuận chỉ giảm bớt vì thế bạn chưa có tổn thất nào do chưa bán cổ phiếu.
6.Từ chối: Thị trường tiếp tục giảm, lợi nhuận kiếm được bắt đầu bốc hơi nhưng bạn lại không biết phản ứng sẽ như thế nào, bạn bắt đầu đi tìm cái neo rằng thị trường vẫn còn tốt. Những cổ phiếu của mình là cổ phiếu tốt và không chấp nhận thua lỗ, suy nghĩ trở thành “nhà đầu tư dài hạn” của bạn bắt đầu kích hoạt.
7.Sợ hãi: Thị trường sau đó lại càng giảm sâu hơn 20% rồi lại – 30% khiến bạn càng thêm khó hiểu, lúc này bạn bị tê liệt không còn biết xử lý như thế nào vì sợ bán sẽ ngay đáy. Bạn ôm hy vọng rằng cổ phiếu rồi sẽ hồi phục lên thôi nhưng song song đó là nỗi sợ bị mất hết tiền. Bạn không còn tin tưởng vào cổ phiếu vào doanh nghiệp đang nắm giữ.
8.Tuyệt vọng: Lúc này bạn không biết làm thế nào để hành động, đổ thừa cho thị trường không minh bạch, lừa đảo tiền nhà đầu tư. Bạn không còn thiết tha gì về chứng khoán và chấp nhận làm nhà đầu tư dài hạn với mong muốn chỉ cần hòa vốn là bán ngay vì quá mệt mỏi.
9.Hoảng loạn: Lúc này chính là giai đoạn chuẩn bị tạo đáy. Một cú giảm sâu khiến hơn 90% cổ phiếu giảm sàn. Lúc này khoản lỗ của bạn ngày một nhiều hơn đến nổi không thể cắt. Bạn không thể đủ tỉnh táo để đánh giá tình hình, cạn kiệt ý tưởng đầu tư.
10.Xem xét lại tài sản: Tin tưởng danh mục mình sẽ không bao giờ tăng trở lại, thị trường không bao giờ hồi phục, khủng hoảng và muốn rời bỏ thị trường, trở lại công việc hằng ngày và rồi bạn bán tất cả các cổ phiếu có thể, không muốn ngày nào cũng nhìn thấy khoản lỗ ngày một to ra và tài sản bị bào mòn dần. Bán hết mang tiền về và thế không bao giờ quay lại thị trường chứng khoán. Vâng đây chính là đáy của thị trường.
11.Tức giận: Sau khi bán xong, cổ phiếu hồi phục tăng trở lại. Bạn điên tiếc lên vì đã bán ngay đáy và cho rằng thị trường chứng khoán là cờ bạc, trách móc tại sao lãnh đạo UBCK chẳng hành động gì để cứu thị trường cơ chứ, rồi đi tìm mọi cái cớ để chửi bới cho bỏ tức.
12.Chản nản: Nghĩ rằng mình quá ngu mới tham gia vào thị trường chứng khoán để người khác thịt mình. Nhưng đây mới là giai đoạn mua tốt nhất cổ phiếu vì hầu như tất cả cổ phiếu đã giảm về mức giá rẻ so với trước đây.
13.Mất niềm tin: là giai đoạn không còn bất kỳ một cảm xúc gì về chứng khoán. Hễ ai nói tới chứng khoán là bạn chỉ muốn bỏ đi. Thề sẽ không bao đánh chứng khoán nữa vì trò này không hợp với bản thân.
14.Nghi ngờ: Lúc này thị trường bắt đầu hồi phục nhưng do vết thương lòng còn đó, bạn nghi ngờ rằng đây chỉ là Bulltrap, một cái bẫy thôi. Ai ngu mà mua rồi nó lại giảm nữa, trong đầu bạn nhìn chứng khoán với một sự mù mịt. Đây chính là giai đoạn cổ phiếu đi lên, tăng trong nghi ngờ.
15.Hy vọng: Cuối cùng khi mọi thứ bắt đầu tốt đẹp trở lại, bạn cũng quên mất những tổn thất những vết thương ngày xưa và bắt đầu quay trở lại bắt đầu tìm kiếm cơ hội tiếp theo cho mình.
Rồi cứ thế một chu kỳ tâm lý giao dịch cứ lặp lại bao nhiêu năm nay. Cái khó là chúng ta không kiểm soát được cảm xúc bản thân dẫn đến những quyết định sai lầm.
Giải pháp khắc phục tâm lý giao dịch
- Thị trường luôn luôn đúng: Hãy tuân theo xu hướng thị trường, không bao giờ chống lại xu hướng thị trường hoặc cố thắng thị trường. Khi thị trường đã có dấu hiệu giảm giá thì hãy nghiêm túc đánh giá lại danh mục đừng cố tìm kiếm lý do để bào chữa cho quyết định sai hay cố bảo vệ quan điểm và kỳ vọng thị trường sẽ đi theo đúng ý mình muốn.
- Dành thời gian, năng lượng vào việc nhận diện xu hướng, lên kế hoạch hành động hơn là ngồi suy nghĩ “nhà cái đang làm gì”.
- Quản trị rủi ro và luôn có nguyên tắt cắt lỗ.
- Khi không thể dự đoán được xu hướng tiếp theo của thị trường hãy thoát khỏi vị thế (có thể bán giảm tỷ trọng cổ phiếu về 50% cổ phiếu và 50% tiền) để đưa bản thân về trạng thái bình tĩnh, thoải mái nhất cho kế hoạch sắp tới.
- Quan tâm đến nhiều thứ trong cuộc sống hơn là chỉ cứ nhìn vào bảng giá, vào lời lỗ để bản thân bị hưng phấn hay áp lực.
Bottom Line
Đầu tư không theo cảm xúc nói thì dễ hơn làm, nhưng có một số cân nhắc quan trọng trên có thể giữ cho một nhà đầu tư cá nhân không chạy theo lợi nhuận vô ích hoặc bán quá nhiều trong hoảng sợ đó là tập trung tạo ra một tâm lý giao dịch cân bằng và ổn định bất chấp sự biến động của thị trường.
Hiểu được khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân và rủi ro trong các khoản đầu tư của bạn có thể là cơ sở quan trọng cho các quyết định hợp lý. Hiểu biết tích cực về thị trường và lực lượng nào đang thúc đẩy xu hướng tăng và giảm cũng rất quan trọng.
Nhìn chung, mặc dù có những thời điểm khi đầu tư tích cực và theo cảm xúc có thể mang lại lợi nhuận, nhưng dữ liệu cho thấy rằng việc tuân theo một chiến lược đầu tư được xác định rõ ràng và đi đúng hướng thông qua sự biến động của thị trường thường mang lại lợi nhuận hiệu quả lâu dài nhất.