Bán khống là một chiến lược đầu tư cho phép bạn thu lợi từ việc giá cổ phiếu giảm.
Cách các nhà đầu tư thông thường kiếm tiền từ cổ phiếu rất đơn giản: Mua một cổ phiếu với dự đoán rằng giá của nó sẽ tăng theo thời gian và bán nó sau đó để kiếm lời.
Nhưng cổ phiếu không nhất thiết phải tăng giá để các nhà đầu tư kiếm tiền. Các nhà đầu tư cũng có thể thu lợi nếu giá cổ phiếu giảm – và đây chính là “BÁN KHỐNG”.
1.Bán khống (hay Short selling) là gì?
Bán khống là việc kiếm lợi nhuận bằng cách mượn cổ phiếu và bán chúng với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm.
Cụ thể, bạn mượn cổ phiếu của công ty chứng khoán (CTCK) để bán trước vì bạn dự đoán cổ phiếu giảm giá và tương lai bạn phải mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn để trả lại cho CTCK và phần chênh lệch chính là lợi nhuận/lỗ của bạn.
- Bạn có lời khi: Giá mua trong tương lai + Phí < Giá đã bán khống
- Bạn chịu lỗ khi: Giá mua trong tương lai + Phí > Giá đã bán khống
- Phí bao gồm: Phí giao dịch 2 chiều, phí mượn hàng, lãi suất… (mỗi CTCK sẽ có mức phí khác nhau)
Ví dụ về bán khống:
Bạn trong 1 năm tới, bạn dự đoán rằng cổ phiếu HPG sẽ giảm mạnh nên bạn quyết định mượn 10.000 cổ phiếu để thực hiện lệnh BÁN KHỐNG cổ phiếu HPG.
Giao dịch cụ thể như sau:
- Giá cổ phiếu HPG ngày 2/2/2021: 40.500 đồng/ cổ phiếu (1)
- Giá cổ phiếu HPG ngày 2/6/2021: 30.000 đồng/ cổ phiếu (2)
- Khối lượng bán khống: 10.000 cổ phiếu (3)
- Tổng lợi nhuận thu được (4)= (1-2)*(3)= (40.500-30.000)*10.000= 105.000.000 đồng
Trong trường hợp này bạn lời 105 triệu do giá cổ phiếu giảm đúng như dự đoán và bạn chỉ phải bỏ ra chi phí ít hơn để mua lại 10.000 cổ phiếu trả cho CTCK.
Trường hợp thị trường tăng giá vào uptrend, giá cổ phiếu HPG tăng mạnh lên 55.000 đồng/ cổ phiếu
thì lúc này bạn sẽ bị lỗ : 10.000* (40.500-55.000)= -145.000.000 đồng.
Qua 2 trường hợp trên cho thấy: Bán khống có thể giúp bạn kiếm được khoản lợi nhuận khá lớn cho dù bạn không sở hữu cổ phiếu nào và giá cổ phiếu đang trên đà giảm.
NHƯNG bán khống cũng có thể khiến bạn thua lỗ không giới hạn nếu bạn không quản trị rủi ro tốt và dự đoán sai xu hướng vì cổ phiếu là luôn biến động.
2.Tại sao bán khống cổ phiếu?
Các nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược bán khống như một hình thức đầu cơ.
Trong trường hợp nhà đầu tư dài hạn thì việc ra quyết định “Bán khống” phải dựa trên việc kiểm tra kỹ lưỡng tài chính, quản lý và tiềm năng tương lai của công ty.
Trong khi nhà đầu cơ có thể đưa ra quyết định dựa trên phân tích biến động giá ngắn hạn với hy vọng thu được lợi nhuận nhanh chóng.
” Việc giảm giá cổ phiếu cũng có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa rủi ro”.
Giả sử bạn sở hữu cổ phần trong một công ty và nghi ngờ về hiệu quả hoạt động trong thời gian ngắn của công ty, nhưng không muốn bán cổ phần của mình.
Trong trường hợp này, bạn có thể tiếp tục giữ cổ phiếu của mình dài hạn trong khi bán khống cổ phiếu, mua lại với giá thấp hơn nếu và khi giá trị của cổ phiếu giảm. Mục tiêu ở đây là bù đắp các khoản lỗ của vị thế mua của bạn.
3.Rủi ro khi bán khống
Bán khống có thể mang lại lợi nhuận khi bạn thực hiện đúng lệnh, nhưng nó mang lại rủi ro lớn hơn những gì các nhà đầu tư cổ phiếu thông thường trải qua.
- Rủi ro thua lỗ không giới hạn nhưng tiềm năng sinh lời hạn chế. Điều này hoàn toàn ngược lại với khi bạn mua một cổ phiếu, đi kèm với rủi ro thua lỗ hạn chế nhưng tiềm năng sinh lời không giới hạn.
- Chi phí vay mượn cổ phiếu, lãi vay và phí thuế sẽ phát sinh nhiều nếu bạn phải đợi mua lại cổ phiếu trong một thời gian quá lâu có thể khiến bạn chịu thiệt hại về tài chính.
- Việc bán khống không có quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến việc tháo túng cổ phiếu và gây tổn thất cho nhà đầu tư nhỏ lẻ
Tuy nhiên, mặc dù việc bán khống có rủi ro, nhưng nó có thể là một cách hữu ích để thực hiện các vị thế có tính toán trước một công ty cụ thể cho các nhà đầu tư biết họ đang làm gì.
Quản lý rủi ro là điều quan trọng nhất, nhưng khi được sử dụng có chừng mực, bán khống có thể đa dạng hóa khả năng đầu tư của bạn và mang lại cho bạn cơ hội thu được lợi nhuận tốt hơn so với người chỉ sở hữu cổ phiếu và các khoản đầu tư khác.
4.Cách bán khống cổ phiếu
Ở Việt Nam thì vẫn chưa chính thức ban hành luật bán khống (giao dịch trong ngày, hay giao dịch T0).
Thế nhưng để mô tả cho bạn dễ hình dung hơn để sau này khi Luật Chứng khoán cho phép giao dịch T0 thì chúng ta hoàn toàn nắm vững kiến thức để thực chiến hiệu quả nhất có thể.
# Quy trình thực hiện
Thứ nhất, bạn cần một tài khoản ký quỹ để vay cổ phiếu từ công ty chứng khoán và bạn sẽ phải trả lãi cho khoản nợ chưa thanh toán.
Thứ hai, để thực hiện giao dịch, bạn sẽ cần tiền mặt hoặc cổ phiếu có sẵn trong tài khoản ký quỹ đó làm tài sản thế chấp, tương đương với ít nhất 50% giá trị của vị thế bán, theo yêu cầu của Cục Dự trữ Liên bang.
Nếu điều này được đáp ứng, bạn sẽ có thể nhập lệnh bán khống trong tài khoản chứng khoán của mình.
CHÚ Ý: Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là bạn sẽ không thể thanh lý số tiền bạn nhận được từ giao dịch bán khống.
Để duy trì vị thế bán, nhà đầu tư phải giữ đủ vốn chủ sở hữu (tiền mặt) trong tài khoản để làm tài sản thế chấp cho khoản vay ký quỹ – ít nhất 25% theo quy tắc trao đổi. Tuy nhiên, công ty môi giới có thể có mức tối thiểu cao hơn, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của cổ phiếu cũng như tổng giá trị các vị thế của nhà đầu tư.
# Những lưu ý đặc biệt
- Nếu giá cổ phiếu giảm, bạn sẽ đóng vị thế bán bằng cách mua số lượng cổ phiếu đã vay với giá thấp hơn, sau đó trả lại cho công ty chứng khoán.
- Nhưng nếu giá cổ phiếu tăng thì sao?
Ở thị trường cơ sở khi mua một cổ phiếu, số tiền bạn có thể mất nhiều nhất là số tiền bạn đã trả cho cổ phiếu, nhưng tiềm năng tăng giá về mặt lý thuyết là vô hạn (LỖ CÓ HẠN, LỜI VÔ HẠN)Khi bạn bán khống một cổ phiếu thì ngược lại – lợi nhuận đạt được tối đa bằng tổng giá trị của cổ phiếu bán khống nếu giá cổ phiếu giảm xuống còn 0 đô la, nhưng về mặt lý thuyết, khoản lỗ của bạn là vô hạn vì giá cổ phiếu có thể tăng vô thời hạn (LỖ VÔ HẠN, LỜI CÓ HẠN)
Ví dụ:
Bạn vay 10 cổ phiếu và ngay lập tức bán chúng với giá 10 đô la mỗi cổ phiếu, tạo ra 100 đô la.
Nhưng sau đó cổ phiếu tăng lên 50 đô la mỗi cổ phiếu và bạn muốn trả hàng lại cho CTCK, nghĩa là bạn phải mua lại chúng với giá 500 đô la, tức bạn đang lỗ 400 đô la.
Nếu cổ phiếu tăng lên 100 đô la mỗi cổ phiếu, bạn sẽ phải mua lại chúng với giá 1.000 đô la vì lỗ 900 đô la. Về lý thuyết, điều này có thể diễn ra vô thời hạn và bạn đợi giá cổ phiếu giảm trở lại càng lâu thì bạn càng phải trả lãi cho những cổ phiếu đã vay đó.
Nếu điều này xảy ra, người bán khống có thể nhận được “Margin call” và phải nạp thêm tài sản thế chấp vào tài khoản để duy trì vị thế hoặc buộc phải đóng nó bằng cách mua lại cổ phiếu.
Với xu hướng tăng giá dài hạn của thị trường, nhiều nhà đầu tư khó bán cổ phiếu và đạt được kết quả nhất quán, có lợi nhuận. Hơn nữa, rủi ro – đặc biệt là nếu bạn không chắc mình đang làm gì – cao hơn nhiều so với chiến lược mua và giữ.
# Cách để hạn chế rủi ro khi bán khống
Vì những rủi ro như phân tích ở trên là VÔ HẠN nên bắt buộc chúng ta phải có nguyên tắc cắt lỗ và trang bị kiến thức sâu về loại hình này:
- Chỉ bán khống cổ phiếu mà GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG cao hơn rất nhiều so với GIÁ TRỊ THỰC của cổ phiếu đó.
- Vì lời có hạn và lỗ vô hạn nên chỉ tham gia với số vốn nhỏ (5-10% là tốt nhất) so với tổng tài sản đầu tư chứng khoán của bạn.
- Sử dụng cả phân tích kỹ thuật xác nhận điểm mua, điểm bán hợp lý và cả phân tích nội tại doanh nghiệp để có chiến lược mua bán đúng.
- Giới hạn bất kỳ khoản lỗ nào theo nguyên tắc bạn đặt ra. Ví dụ: 7-10% là cắt lỗ hết.
- Trang bị kiến thức đầy đủ trước khi tham gia thị trường chứng khoán, đặc biệt với hình thức bán khống này.
# Nên bán khống khi nào?
Bất kì một khoản đầu tư mua hay bán nào cũng nhằm mục đích kiếm lợi nhuận hoặc thoát vị thế để bảo toàn vốn.
- Dự đoán xu hướng tương lai: Đó là khi bạn nhận thấy thị trường tăng rất nóng, đến 90% các cổ phiếu trên sàn tăng đến 100%-200% thậm chí 300% và giá cổ phiếu tăng quá nhanh trong thời gian ngắn. Bạn nhận thấy một sự vô lý và dự đoán có một sự sụt giảm mạnh đưa thị trường về trạng thái cân bằng mới===> BÁN KHỐNG.
- Bạn làm việc trong 1 doanh nghiệp trên sàn và có được thông tin nội bộ rằng KQKD hay một tin tức tiêu cực nào đó về công ty (nên là người biết tin trước hết trước khi thông tin tràn lan trên media)===> BÁN KHỐNG.
- Dự đoán những ngành nghề sớm bị thay thế trong tương lai.
- Mục đích phòng vệ (hedging) để giảm thiểu rủi ro ngắn hạn do tác động từ những biến động của thị trường.Ví dụ: Trong giai đoạn nóng của thị trường vào cuối 2020 bạn dự đoán thị trường trong ngắn hạn sẽ phải có điều chỉnh mạnh. Vì bạn nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn và khó để chốt lời hết nên giải pháp sẽ là hedging bằng cách bán chỉ số VN30.
Có rất nhiều cách để thực hiện bán khống, tuy nhiên như đã nói ở trên Bán khống là món dành cho dân chuyên nghiệp và các tay to. Rủi ro thì bạn cũng đã biết cho nên mong bạn sẽ có quyết định đúng đắn cho tiền của mình.
Chúc bạn đầu tư thành công và đừng quên like, share bài viết này để những bạn bè khác của bạn cùng hiểu nhé.